21/07/2021 08:00 GMT+7

Bệnh viện JW tiếp sức chống dịch với hàng trăm thiết bị y tế

T.T
T.T

Bác sĩ Tú Dung, giám đốc Bệnh viện JW, cho biết bệnh viện đang viện trợ 400 máy đo nồng độ oxy trong máu, 50 máy bơm tiêm tự động, hàng nghìn khẩu trang N95 tiếp sức điều trị COVID-19.

Bệnh viện JW tiếp sức chống dịch với hàng trăm thiết bị y tế - Ảnh 1.

Bệnh viện JW tiếp sức bệnh viện dã chiến tại TP.HCM

Hai ngày thu mua thiết bị y tế tiếp sức bệnh viện dã chiến

Các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 bị quá tải về nguồn lực, vật lực bị thiếu hụt trầm trọng. Nhiều bệnh nhân không có giường để nằm, nhiều nhân viên y tế phải túc trực 24/24 vì khan hiếm thiết bị y tế theo dõi.

Xuất phát từ tấm lòng sẻ chia với các bác sĩ đồng nghiệp và nguyện ước TP.HCM hồi sinh trở lại, bác sĩ Tú Dung tìm kiếm và liên hệ với các đơn vị cung cấp thiết bị y tế để thu mua 400 máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và 50 máy bơm tiêm tự động với tổng kinh phí lên đến 1,4 tỉ đồng, trao tặng cho các bệnh viện tuyến đầu chống dịch bị thiếu hụt về nguồn vật tư y tế.

"Khó khăn nhất chính là việc nguồn hàng bỗng chốc khan hiếm và đột ngột tăng giá bất ngờ…Vấn đề thời gian giao hàng của nhà cung ứng quả thật là 1 vấn đề nan giải nhất" - bác sĩ Tú Dung chia sẻ về khó khăn trong việc thu mua thiết bị y tế

Hàng trăm thiết bị y tế sẵn sàng viện trợ tâm dịch

Chiều 15-7, ngay sau khi nhận được kiện hàng đầu tiên, bác sĩ Tú Dung đã cùng ekip bệnh viện JW nhanh chóng lên kế hoạch phân bổ và trao tặng các thiết bị y tế đến các bệnh viện tuyến đầu chống dịch.

Bệnh viện JW tiếp sức chống dịch với hàng trăm thiết bị y tế - Ảnh 2.

Hàng trăm thiết bị y tế sẵn sàng tiếp ứng cho các bệnh viện tuyến đầu chống dịch

Do số lượng thiết bị có hạn, số bệnh viện đăng ký nhận hỗ trợ quá nhiều, khó khăn nhất chính là kế hoạch phân bổ.

Để công tác viện trợ cho các bệnh viện đạt đúng mục tiêu "đúng nơi, đúng người", bác sĩ Tú Dung đã trực tiếp đi đến các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 để trao tặng các thiết bị y tế cho các đơn vị.

Tiếp sức bệnh viện tuyến đầu chống dịch

Dưới cơn mưa trắng xóa của Sài Gòn chiều 15-7, bác sĩ Tú Dung cùng ekip bệnh viện JW không ngại trời mưa đã đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.Thủ Đức), Bệnh viện Quận Gò Vấp, Bệnh viện dã chiến 3,6,7,8 để trao tặng các thiết bị y tế.

Bệnh viện JW tiếp sức chống dịch với hàng trăm thiết bị y tế - Ảnh 3.

Bệnh viện JW trao tặng thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức

Tiến sĩ, bác sĩ Cao Tấn Phước - giám đốc bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức - gửi lời cảm ơn đến bác sĩ Tú Dung cũng như Bệnh viện JW về sự hỗ trợ kịp thời, giúp bệnh viện thoát khỏi tình trạng thiếu hụt trang thiết bị y tế. 

Ông nói: "Bệnh viện sẽ lập tức điều động đưa toàn bộ trang thiết bị phục vụ cho bệnh nhân. Các trang thiết bị do Bệnh viện JW viện trợ sẽ giúp đội ngũ y bác sĩ dễ dàng theo dõi người bệnh hơn và điều này giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong ở người mắc COVID-19".

"Dù lời đề nghị giúp đỡ chỉ mới đưa ra 1 ngày nhưng không ngờ ngày hôm sau đã được Bệnh viện JW hỗ trợ, điều này khiến cá nhân tôi cũng như tập thể rất vui mừng, phấn khởi", đại diện Bệnh viện Quận Gò Vấp - bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hân cũng đã xúc động chia sẻ

Bệnh viện JW tiếp sức chống dịch với hàng trăm thiết bị y tế - Ảnh 4.

Lãnh đạo Bệnh viện Quận Gò Vấp cảm ơn tấm lòng của bác sĩ Tú Dung vì đáp ứng viện trợ rất nhanh chỉ sau 1 ngày

Điểm cuối cùng của ngày 15-7, là nơi được gọi là "Nơi có nồng độ virus cao nhất TP.HCM". Bệnh viện dã chiến số 6,7,8,9 với tốc độ xây dựng thần tốc, biến 3 khu nhà tái định cư tại khu đô thị mới Thủ Thiêm thành nơi thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19,

Tiến sĩ. Bác sĩ Chuyên khoa II Phan Minh Hoàng - giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, kiêm giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 6, cho biết: "Dù áp lực điều trị bệnh nhân COVID-19 rất nặng nề trong bối cảnh mỗi ngày TP.HCM ghi nhận 2000 ca dương tính mới, các y bác sĩ đều cố gắng hết sức. Ngoài ra, sự khích lệ và động viên về tinh thần cũng như những đóng góp của các đơn vị y tế khác về trang thiết bị y tế phần nào giúp đội ngũ y bác sĩ đang trực tiếp làm việc tại bệnh viện dã chiến cảm thấy được chia sẻ, thấu hiểu, nhờ đó áp lực cũng phần nào giải tỏa".

Bệnh viện JW tiếp sức chống dịch với hàng trăm thiết bị y tế - Ảnh 5.

Bác sĩ Tú Dung cùng đoàn nhân viên y tế Bệnh viện JW kịp thời viện trợ bệnh viện dã chiến lớn nhất TP.HCM

Ngày 16-7-2021, bác sĩ Tú Dung cùng đoàn Bệnh viện JW đã đến thăm và viện trợ Bệnh viện Huyện Bình Chánh và Bệnh viện An Bình với tổng số máy viện trợ là 80 máy đo SpO2. Ngoài ra, đại điện các bệnh viện Bệnh viện quận Phú Nhuận, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi, Bệnh viện quận Tân Phú, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Dã Chiến số 4, Bệnh viện Dã chiến số 8 cũng đã đến nhận viện trợ trực tiếp tại Bệnh viện JW với tổng số trang thiết bị y tế là 128 máy.

Sáng sớm ngày 17-7-2021, Bệnh viện JW tiếp tục hành trình lan tỏa yêu thương tới Bệnh viện Quận 12 và hàng nghìn chiếc khẩu trang N95 viện trợ y bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115.

TP.HCM lúc gian khó, thấu hiểu để yêu thương

Tới thời điểm hiện tại, hàng trăm trang thiết bị y tế đã được bác sĩ Tú Dung trao tận tay các bệnh viện tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM. Nhìn thấy sự vui mừng của lãnh đạo bệnh viện cùng toàn thể nhân viên y tế, lại càng khiến trái tim của bất kỳ ai cũng trở nên ấm áp lạ thường.

Sắp tới đây, bác sĩ Tú Dung cùng Bệnh viện JW sẽ tiếp tục vận chuyển các trang thiết bị y tế hỗ trợ đến khắp các bệnh viện tại TP.HCM, tiếp sức chống dịch!

Bệnh viện JW tiếp sức chống dịch với hàng trăm thiết bị y tế - Ảnh 6.

Bác sĩ Tú Dung và Bệnh viện JW sẽ tiếp tục hành trình tiếp sức chống dịch giúp các bệnh viện điều trị COVID-19 tại TP.HCM

"Nhân đây, tôi cũng hi vọng rằng sẽ có các vị mạnh thường quân khác chung tay, góp sức tham gia hỗ trợ thêm cho các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 đang bị thiếu hụt vật tư y tế để giúp các chiến binh của chúng ta thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ và mang Sài Gòn bình yên trở lại" - bác sĩ Tú Dung chia sẻ

Với chiến dịch lần này, bác sĩ Tú Dung hi vọng sẽ phần nào san sẻ khó khăn với các y bác sĩ và lan tỏa nghĩa cử này đến với cộng động, để nhiều người chung tay góp sức giúp Sài Gòn vượt qua đại dịch.

Sài Gòn gian khó để thấu hiểu tình người
Sài Gòn gian truân để lan tỏa lòng tử tế !

T.T

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Ung thư khoang miệng là một nhóm bệnh lý ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm lưỡi, lợi, hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi là nhóm phổ biến và nguy hiểm nhất.

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Lý do Abbott Healthcare Việt Nam chủ động thu hồi công bố sản phẩm

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.

Lý do Abbott Healthcare Việt Nam chủ động thu hồi công bố sản phẩm

Mắc viêm màng não nguy hiểm do loại một loại nấm

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nguy kịch do viêm màng não bởi nấm Cryptococcus - một loại nấm thường tồn tại trong môi trường tự nhiên.

Mắc viêm màng não nguy hiểm do loại một loại nấm

Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến

Ngày 16-5, FPT Long Châu, Viện Công Nghệ Tiên Tiến (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) và Công ty TNHH Công nghệ cao Sinh hóa Dược (Biochempha) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác.

Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến

Thêm loại đái tháo đường mới, ảnh hưởng 20-25 triệu người

Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) vừa công nhận đái tháo đường type 5 là một loại đái tháo đường riêng biệt.

Thêm loại đái tháo đường mới, ảnh hưởng 20-25 triệu người

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Các triệu chứng thường khởi phát sau khoảng 15-30 phút nằm nghỉ, đặc biệt vào ban đêm, nặng hơn là khi ngồi lâu.

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar