15/12/2020 18:50 GMT+7

Bất ngờ khi mới hoạt động 1 tháng, Trung tâm đột quỵ cấp cứu 1.000 bệnh nhân

L.ANH
L.ANH

TTO - Hầu hết bệnh nhân đột quỵ bị ảnh hưởng chức năng vận động, chức năng ngôn ngữ, nhận thức hoặc hôn mê kéo dài sau đột quỵ, một tỉ lệ tử vong trong thời gian ngắn sau cơn đột quỵ như trường hợp nghệ sĩ Chí Tài.

Bất ngờ khi mới hoạt động 1 tháng, Trung tâm đột quỵ cấp cứu 1.000 bệnh nhân - Ảnh 1.

Lễ ký kết chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh đột quỵ diễn ra chiều nay 15-12 - Ảnh: THANH HẢI

Thống kê tại các bệnh viện, tỉ lệ người trẻ đột quỵ tăng khoảng 2%/năm, trong đó nam giới cao gấp 4 lần nữ giới...

Theo ông Mai Duy Tôn, giám đốc Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai, sau 1 tháng đi vào hoạt động, trung này tiếp nhận điều trị cho 1.000 bệnh nhân đột quỵ vào cấp cứu, 1/10 trong đó là bệnh nhân trẻ tuổi và bệnh nhân trẻ nhất mới 14 tuổi.

"Bệnh nhân đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, hiện nay có 10 bệnh nhân trẻ đang nằm điều trị tại Trung tâm đột quỵ. Hầu hết bệnh nhân trẻ bị đột quỵ có liên quan các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, tim mạch, lối sống không lành mạnh như hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu bia... Trong số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có một tỉ lệ do bất thường, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, bệnh nhân 14 tuổi trong nhóm này" - bác sĩ Tôn cho biết.

Bác sĩ Tôn cho hay những bất thường mạch não có từ khi bệnh nhân còn nhỏ, khi phần bất thường đủ lớn, hoặc có những yếu tố bổ sung khiến phần dị dạng này vỡ ra. 

Bệnh nhân 14 tuổi đến bệnh viện cách đây 2 tuần do đau đầu nhưng rất may chưa có rối loạn vận động, khi chụp cắt lớp các bác sĩ đã phát hiện dị dạng mạch não và đang can thiệp tích cực. Do tuổi bệnh nhân còn trẻ nên bác sĩ sẽ phẫu thuật để can thiệp triệt căn.

Trường hợp đột quỵ nguy hiểm tính mạng ngay lập tức như trường hợp nghệ sĩ Chí Tài vừa qua, bác sĩ Tôn cho hay tùy vùng não bị tổn thương có thể gây những biểu hiện khác nhau. Nhưng hầu hết bệnh nhân đột quỵ bị ảnh hưởng chức năng vận động, chức năng ngôn ngữ, nhận thức hoặc hôn mê kéo dài sau đột quỵ, một tỉ lệ tử vong trong thời gian ngắn sau cơn đột quỵ như trường hợp nghệ sĩ Chí Tài.

Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mỗi bệnh viện tuyến tỉnh cần xây dựng một trung tâm/khoa điều trị đột quỵ trong thời gian từ nay đến 2025 (hiện cả nước mới có 11 trung tâm). Về chẩn đoán đột quỵ, ông Tôn cho biết cần dựa vào thang điểm đánh giá chuyên sâu. 

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết mỗi năm có 200.000 bệnh nhân đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Những người được cứu sống có thể gặp các di chứng kéo dài, có thể mất khả năng lao động, ngôn ngữ và có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thống kê tại các bệnh viện, tỉ lệ người trẻ đột quỵ tăng khoảng 2%/năm, trong đó nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Với chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng phòng chống bệnh đột quỵ vừa được Bộ Y tế ký kết hôm nay 15-12, Bộ Y tế sẽ xây dựng trang thông tin điện tử chính thức để truyền thông về căn bệnh này, trong đó có hướng dẫn đánh giá nguy cơ đột quỵ cho cộng đồng để chủ động phòng chống bệnh.

Bé 3 tuổi bị đột quỵ, người lớn 'không tin nổi'

TTO - Đột quỵ ở trẻ được ví như 'sát thủ giấu mặt' âm thầm cướp đi tuổi thơ của trẻ nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời. Bệnh này không chỉ có ở người lớn.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar