02/07/2024 08:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bão nhiệt đới Freddy kéo dài 36 ngày, thế giới sẽ ngày càng nhiều cơn bão hủy diệt?

Do di chuyển gần đất liền trong một khoảng thời gian dài, bão nhiệt đới Freddy đã gây tàn phá đặc biệt nghiêm trọng ở 3 quốc gia, cướp đi sinh mạng của gần 1.400 người.

Mưa lũ do bão Freddy gây sạt lở đường lớn ở Blantyre, Malawi - Ảnh: AFP/Getty Images

Mưa lũ do bão Freddy gây sạt lở đường lớn ở Blantyre, Malawi - Ảnh: AFP/Getty Images

Ngày 1-7, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tuyên bố bão nhiệt đới Freddy - kéo dài 36 ngày, gây thiệt hại về người và kinh tế ở Đông Nam châu Phi từ tháng 2 đến tháng 3-2023 - là cơn bão dài nhất từng được ghi nhận.

Một ủy ban quốc tế gồm các chuyên gia của WMO xác nhận Freddy duy trì trạng thái bão nhiệt đới 36 ngày và đây là kỷ lục thế giới mới về thời gian tồn tại dài nhất của một cơn bão nhiệt đới.

WMO nhấn mạnh Freddy đã "truất ngôi" John - cơn bão hình thành ở Bắc Thái Bình Dương vào năm 1994 và duy trì trạng thái bão nhiệt đới trong 714 giờ (29,75 ngày). Hiện John vẫn là cơn bão nhiệt đới có hành trình xa nhất với 13.159km, trong khi Freddy di chuyển qua 12.785km.

Do di chuyển gần đất liền trong một khoảng thời gian dài, Freddy đã gây tàn phá đặc biệt nghiêm trọng ở Madagascar, Malawi và Mozambique.

Theo WMO, Malawi đã phải hứng chịu tác động đặc biệt nặng nề của cơn bão này với hơn 1.200 người thiệt mạng hoặc mất tích và hơn 2.100 người bị thương. Cơn bão xảy ra vào thời điểm đất nước này đang hứng chịu đợt dịch tả nghiêm trọng và tạo thêm nhiều khó khăn cho người dân với những trận mưa xối xả gây lũ lụt.

Tại Mozambique, hơn 1,3 triệu người bị ảnh hưởng, với hơn 180 người thiệt mạng.

Ở Madagascar, gần 200.000 người bị ảnh hưởng.

Theo WMO, nếu không có cảnh báo thời tiết do Météo-France đưa ra từ trung tâm khu vực Reunion (một hòn đảo của Pháp ở Ấn Độ Dương), cho phép thực hiện sơ tán, phòng ngừa và chuẩn bị sẵn thực phẩm, thì tổn thất về người sẽ còn nặng nề hơn nữa.

Cây cối oằn mình trong gió lớn do bão Freddy - Ảnh: REUTERS

Cây cối oằn mình trong gió lớn do bão Freddy - Ảnh: REUTERS

Biến đổi khí hậu làm tăng các cơn bão hủy diệt

Mặc dù không chỉ ra mối liên hệ trực tiếp nào giữa "tuổi thọ" đặc biệt của Freddy với tình trạng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra, trên chuyên trang bão nhiệt đới, WMO nhấn mạnh: "Biến đổi khí hậu không chỉ liên quan đến khả năng xuất hiện các cơn bão lớn ngày càng tăng, mà còn liên quan đến sự gia tăng trực tiếp sức mạnh hủy diệt của chúng".

Thành viên ủy ban của WMO, đồng thời là chuyên gia về bão nhiệt đới làm việc tại Trường đại học Wisconsin (Mỹ), ông Chris Velden, nhấn mạnh: "Freddy là cơn bão nhiệt đới đáng chú ý, không chỉ vì thời gian kéo dài của nó mà còn vì khả năng tồn tại qua nhiều tương tác trên mặt đất".

Bão lớn quăng quật cùng lúc 3 nước châu Âu

Ngày 30-6, chính quyền địa phương ước tính ít nhất 7 người thiệt mạng và 1 người mất tích sau khi bão lớn gây lũ lụt và sạt lở tại Pháp và Thụy Sĩ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar