08/03/2013 10:47 GMT+7

Bánh sắn lọc

H.THẢO
H.THẢO

TTO - Bánh sắn lọc - cái tên thân thương gợi nhớ về một vùng quê thanh bình, yên ả với những vỉ bánh sắn lọc trong veo, trắng tinh, thoảng hương đồng đất dịu dàng, đằm thắm, dần khô dưới nắng mặt trời.

Phóng to

Bánh sắn lọc - Ảnh: H.Thảo

Quê tôi đất đai khô cằn, tiết trời mùa hè nắng oi ả còn mùa đông thì mưa dầm không dứt. Khí hậu khắc nghiệt như vậy nhưng lại thích hợp với việc trồng sắn. Năm nào cũng vậy, cứ tháng chạp là mọi người lại cày đất trồng sắn. Cây chẳng phụ công người, những vạt sắn lên xanh tươi khắp các khu vườn, ngoài đồi, trên thổ, trên các sườn núi… cho năng suất rất cao.

Sắn thu hoạch về được cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, xắt lát, phơi khô rồi xay thành bột mịn. Bột sắn hòa với nước theo một tỉ lệ nhất định rồi tráng thành những cái bánh mỏng, phơi khô trên vỉ sẽ thành bánh tráng sắn. Các cụ quê tôi nói rằng bánh sắn lọc là một sự phát hiện tình cờ của người dân quê.

Có hôm bột sắn đã được hòa với nước rồi mà trời âm u không nắng, không thể tráng bánh được, mọi người đành phải ngâm bột trong thau. Sau một ngày thấy bột lắng xuống dưới, bên trên là phần nước có màu vàng do nhựa bột sắn tiết ra. Người ta đổ bỏ phần nước vàng ấy, thay nước mới. Qua vài ngày thay nước như vậy thì thấy nước ngâm sắn không còn màu vàng nữa. Đem bột đi tráng thành bánh rồi trải lên vỉ phơi thấy những cái bánh sắn trở nên trong suốt, không có màu vàng nhạt như trước. Người ta gọi bánh ấy là bánh sắn lọc.

Bánh sắn lọc khi ăn ngon hơn hẳn so với bánh sắn thông thường. Bánh có vị dai, thơm hương dịu dàng, không nồng mùi nhựa sắn, lại có màu trắng trong suốt rất bắt mắt. Bánh được dùng thay thế bánh tráng sắn thông thường và cả bánh tráng bột gạo khi ăn kèm với các món trộn hay dùng để cuốn thịt luộc, cá trụng.

Những ai lần đầu tiên được thưởng thức loại bánh sắn này sẽ cảm thấy rất ngon, lạ miệng và khá thú vị với cảm giác bánh có gì đó rất quen nhưng cũng rất lạ.

Bánh sắn lọc nướng bẻ nhỏ cho vào chén nước mắm chua ngọt hay nước kho cá ăn kèm cơm nóng cũng rất ngon miệng. Những miếng bánh mỏng manh, giòn rụm vỡ tan trong miệng, vừa ngon, vừa rất vui tai.

Thú vị nhất là món bánh sắn lọc nhúng đường. Đây là món ăn chơi đậm chất quê, được rất nhiều người ưa thích và chỉ xuất hiện ở những vùng thôn quê có các lò nấu đường thủ công vào mùa thu hoạch mía.

Bánh sắn lọc nướng chín, dùng sợi lạt tre xâu bánh thành chùm. Khi nước đường trong chảo được nấu cô đặc thành mật mía vàng sóng sánh, sôi sùng sục trên lò, bác nấu đường sẽ xách chùm bánh nhúng vào chảo cho nước đường phủ một lớp mỏng trên những cái bánh và lấy bánh ra khỏi chảo, đặt chùm bánh lên mâm có lót lớp lá chuối, chờ cho bánh nguội.

Bánh sắn lọc nhúng đường mới nhìn đã thấy rất hấp dẫn với màu vàng óng của nước đường cô đặc. Bẻ một miếng bánh nhỏ thấy kéo sợi tơ đường vương dài. Hương vị của bánh nhúng đường thật tuyệt vời, vừa ngọt, vừa giòn lại thơm thoang thoảng mùi của nắng, của gió quê hương.

Ra khỏi lũy tre làng, bánh sắn lọc của quê tôi giờ đã được bán tại các chợ huyện, chợ phố và được nhiều người ưa thích, chọn mua.

H.THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar