21/11/2015 15:49 GMT+7

Áo dài in hình chùa nhạy cảm khiến bạn đọc tranh luận

TTO
TTO

TTO - Chuyện tạp chí Heritage Fashion của Vietnam Airlines phải thu hồi do đăng ảnh người mẫu mặc áo dài được cho là in hình ngôi chùa Phật giáo của Myanmar khiến bạn đọc tranh luận trong tuần.

Tà áo dài trên bìa Tạp chí Heritage của Vietnam Airlines gây tranh luận.

Bạn đọc đánh giá đây là “bài học đắt giá” và “Vietnam Airlines đã sai và hành động sửa sai là kịp thời”.

Khi nhìn nhận lại vụ việc, bạn đọc đã gửi gắm những ý kiến đa chiều của mình.

Có bạn đọc nói đây là “do sự khác biệt về nhận thức tôn giáo”. Nhưng lập tức có bạn đọc khác phản ứng: “Không thể nói như thế được vì những gì liên quan đến tôn giáo thì luôn phải cẩn thận và tỉ mỉ”.

Bạn Nguyễn Hồng Hạnh chia sẻ: “Dù áo dài có quan trọng đến đâu cũng chỉ là xiêm y áo quần mà thôi. Còn chùa chiền là nơi tôn nghiêm linh thiêng của Phật giáo”.

Bạn đọc tên Mindzy thì nghĩ đến “mối quan hệ giữa các quốc gia khác nhau nên cần cẩn trọng. Vì văn hoá khác nhau, vì tư tưởng khác nhau, vì cách tiếp cận tôn giáo (nhà Phật) có khác nhau... thì sao mình lại áp đặt tư tưởng rồi tự cho mình quyền quyết định vậy?”

Bạn đọc Đào Văn Nam cho rằng đây là sự khác biệt trong quan điểm giữa phương Đông và phương Tây: “Sao người Á Đông cứ quan trọng hóa vấn đề! Người Mỹ còn vẽ cờ của họ lên bikini thì đã chết ai nào?”.

Một bạn đọc khác viện dẫn: “Các nhà thiết kế Việt vẫn lấy hình ảnh Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Nhà thờ lớn.... đưa lên áo dài đấy thôi. Việt Nam mình có ý kiến gì đâu. Do đây là khác biệt văn hóa giữa VN và Myanma nên phải tôn trọng ý kiến của người ta.

Hoa hậu Mỹ còn lấy cờ Mỹ làm quần áo bikini được, nhưng chúng ta thì không được. Đó cũng là khác biệt về văn hóa. Ban biên tập Heritage không để ý kỹ việc này có lẽ vì nghĩ văn hóa Đông Nam Á là tương đồng, chứ giả sử nhà thiết kế in hình di sản của đạo Hồi thì chắc chắn sẽ được đánh giá tác động kỹ hơn trước khi xuất bản”.

Bạn đọc Thanh Minh góp một phân tích: “Có đôi điều về hình bìa tạp chí Heritage số tháng 11-2015: Đập vào mắt người xem là hình ảnh người thiếu nữ mang bộ áo dài nổi bật với họa tiết Chùa vàng - một biểu tưởng văn hóa người Myanmar in trên tà áo.

Cái ý tưởng của tác giả không gì hơn là sự hòa quyện về văn hóa, đi từ niềm tin văn hóa chung (hình ảnh ngôi chùa) hướng vào tương lai tương tươi sáng trên nền xanh màu áo. Họa tiết ngôi chùa đặt ở tà áo cũng là vị trí hết sức thích hợp trên chiếc áo dài khi xét về bố cục lẫn ý nghĩa của nó. Bởi tà áo chính là nền tảng của chiếc áo dài truyền thống người Việt.

Và cuối cùng, chiếu áo dài này lại dành cho nữ, trong văn hóa Việt Nam và Myanmar, người phụ nữ luôn được tôn trọng và xem như là “Mẹ” của quê hương xứ sở, là mẫu chung cho mọi nền văn hóa Đông Nam Á”.

TTO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar