29/04/2024 20:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Anh đào và thời hậu chiến win-win

Tháng tư, tôi trở lại Mỹ đúng vào mùa hoa anh đào nở rộ. Sắc đào phơn phớt hồng, lóng lánh trong mắt tôi suốt từ California sang Boston và rồi Seattle. Mùa anh đào thư thái ở Mỹ 49 năm trước cũng là lúc kết thúc cuộc chiến giữa Việt Nam và Mỹ.

Ảnh: Phúc Tiến

Ảnh: Phúc Tiến

1. Trong tâm trí nhiều người thì cuộc chiến không dễ kết thúc. Tôi nhớ năm 2002, khi vào thăm một đại học cộng đồng ở Seattle, tôi bất ngờ được mời gặp hiệu trưởng.

Ông từng tham chiến ở Việt Nam và đây là lần đầu tiên ông gặp một người Việt đến từ trong nước. Ông hỏi tôi về những thay đổi ở Sài Gòn và chia sẻ những ký ức cuộc chiến.

Từ đó đến nay, gặp nhiều người Mỹ thuộc "thế hệ chiến tranh Việt Nam", hay trẻ hơn, tôi thường nghe những câu hỏi tương tự.

Có không ít người, như vừa rồi trong chuyến đi này, Kelly và Eric - những đồng nghiệp giáo dục, sinh vào thập niên 1970, cũng đã hỏi tôi về những kỷ niệm của một thời binh lửa, về ấn tượng với người Mỹ thời ấy và bây giờ, kể cả cái nhìn của tôi về triển vọng bang giao hai nước.

Tôi thưa, năm 1975, tôi chỉ là một cậu bé Sài Gòn 13 tuổi, không chứng kiến những giây phút thảm khốc của các cuộc giao tranh.

Hình ảnh cuối cùng nơi tôi về người Mỹ trong cuộc chiến là những chiếc trực thăng vần vũ trên bầu trời suốt buổi tối 29-4, bốc đi người Mỹ và người Việt di tản.

Sau này ngẫm nghĩ, chúng cũng bốc đi một chương lịch sử nhiều đau buồn, tuy nhiên những hệ lụy sau chiến tranh vẫn còn nặng nề, không dễ phôi pha.

Trong đó, một hệ lụy lớn lao là không dễ tạo lập ngay niềm cảm thông và niềm tin giữa những người tham gia cuộc chiến từ nhiều phía.

2. Thế nhưng thời gian và thời thế là phương thuốc diệu kỳ. Người dân hai nước - dù ở thế hệ chiến tranh hay hậu chiến - đều đang chứng kiến cuộc chuyển mình xích lại gần nhau, bình thường hóa và nâng cấp bang giao nhiều mặt lên tới toàn diện ở mức cao nhất giữa hai nước từng có lúc xa cách và đối đầu.

Rõ nét nhất là vào một thập niên gần đây, chúng ta đã thấy những cuộc thăm viếng ở cấp thượng đỉnh chưa từng có. Giá trị giao thương và đầu tư hai bên vượt con số hàng trăm tỉ đô la Mỹ, đặc biệt ba chương trình gia tăng hợp tác mới nhất về công nghiệp bán dẫn, khai thác đất hiếm và năng lượng tái tạo.

Ngay trong giáo dục, ngày trước khó có thể hình dung sẽ có một trường đại học do hai chính phủ bảo trợ ra đời ở Việt Nam - mang tên nghị sĩ Fulbright và đào tạo theo kiểu Mỹ.

Số du học sinh Việt Nam hiện tại nằm trong top 5 sinh viên quốc tế tại Mỹ, với hơn 20.000 người, nhiều gấp đôi con số du học sinh miền Nam - trước tháng 4-1975.

Lần này trở lại Mỹ, tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy đây đó một nước Mỹ giàu có vẫn đang gánh chịu không ít hệ lụy kinh tế - xã hội "hậu covid" gay gắt, giá cả sinh hoạt leo thang, người "homeless" gia tăng, nhiều cửa hàng đóng cửa.

Tranh luận trước bầu cử tổng thống có thêm nhiều vấn đề mới, ngổn ngang. Quan hệ Mỹ với hai siêu cường - Trung Quốc và Nga căng thẳng tột bậc. Lò lửa chiến tranh khởi động ở Ukraine, Gaza, Biển Đỏ và Trung Đông và rồi có thể bùng nổ ở nhiều đại dương khác.

Bản thân nước Mỹ hiện tại hay bất cứ quốc gia nào đang bươn chải vượt lên các khó khăn bất định, đều càng cần thêm những "đồng minh" về chính trị cũng như kinh tế.

Trên đường về quê nhà sau hai tuần đi thăm các đối tác giáo dục và bạn bè ở Mỹ, trong tâm trí tôi vẫn hiện lên mùa hoa anh đào rực rỡ.

Song cùng với nó, có lẽ không chỉ riêng tôi, mọi người đều đang có nỗi lo ngấm ngầm - thế giới giờ đây không còn an lành, nhiều tai họa thiên nhiên và sai trái của con người đang ập đến.

3. Suốt chuyến bay, có lúc tôi miên man nghĩ về các thời kỳ lịch sử thế giới. Thời nào cũng vậy, nước nào cũng thế, khi bang giao với nhau ở mức độ gì cũng đều hướng đến quyền lợi quốc gia của mình.

Nước này nước kia chỉ "chơi được" với nhau khi nhận thức quyền lợi chung hòa hợp, đôi bên cùng có lợi. Nước nào cũng muốn, nhất là nước nhỏ, không vướng vào xung đột an ninh và kinh tế, không bị "ăn hiếp" hay xâm lấn lãnh thổ hoặc gây rối chủng tộc và tôn giáo.

Từ lúc Việt Nam trở lại kinh tế thị trường, mở cửa đầu tư, gia nhập ASEAN và hội nhập quốc tế thì thêm bạn bớt thù là điều phải đến.

Trong kinh doanh và quan hệ quốc tế, thời đương đại người ta gọi đó là win-win - các bên cùng thắng, tất cả đều vì có lợi lẫn nhau.

Quan hệ Việt - Mỹ và các nước khác thời hậu chiến tất yếu phải hướng đến và tuân theo "luật chơi" thực tế và thực dụng đó thôi.

Trong khi đó, quan hệ giữa những người Việt Nam có quan điểm khác nhau về cuộc chiến sau gần nửa thế kỷ thống nhất sơn hà, cũng phải thay đổi.

Theo tôi, đã đến lúc bằng mọi cách mọi nơi, chúng ta nên đều cùng phải suy nghĩ và hành động win-win vì những lợi ích chung tối thượng của đất nước là cường thịnh, văn minh, độc lập và tự do.

Người Việt Nam có đồng thuận mục tiêu đó thì mới tận hưởng được giá trị bình yên sau chiến tranh, thế mạnh của non sông một dải.

Hơn thế nữa, tạo cho các thế hệ mới của người Việt trong và ngoài nước niềm tin yêu và tự hào: đất nước mình phải cường thịnh, tiến lên tránh được các tai ương.

Người Việt Nam phải đồng thuận một mục tiêu vì đất nước cường thịnh, văn minh, độc lập, tự do thì mới tận hưởng được giá trị bình yên sau chiến tranh, thế mạnh của non sông một dải, tạo cho các thế hệ mới của người Việt trong và ngoài nước niềm tin yêu và tự hào và tránh được tai ương.

Bà Ba Thi - người 'góp lửa' đổi mới - Kỳ 1: Giữa bộn bề khó khăn thời hậu chiến

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Nguyễn Thị Ráo - bà Ba Thi, người dân và nhiều cán bộ cấp cao đều nhắc nhớ với sự thương mến, trân trọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar