01/05/2024 13:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại Việt Kỳ Nhân: Tìm lại hình ảnh những nhân vật lịch sử

Khoảng cuối năm 2020, cộng đồng những người yêu sử Việt "dậy sóng" với sự xuất hiện của bộ tranh về 16 nhân vật lịch sử như Phù Đổng Thiên Vương, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng...

Nguyễn Ngân Huệ và Tô Quốc Nghi bên các sản phẩm của dự án Đại Việt Kỳ Nhân - Ảnh: BÌNH MINH

Nguyễn Ngân Huệ và Tô Quốc Nghi bên các sản phẩm của dự án Đại Việt Kỳ Nhân - Ảnh: BÌNH MINH

Nhiều quốc gia khai thác và tuyên truyền lịch sử rất mạnh, khắc họa được chân dung của các nhân vật lịch sử và giúp chúng ta dễ dàng hình dung mỗi khi nhắc đến. Trong khi đó, khi hỏi về chân dung hay hình ảnh các vị vua Việt Nam thì không nhiều người biết cụ thể hay có thể mường tượng ra được.
TÔ QUỐC NGHI

Đứng sau các tác phẩm này là Tô Quốc Nghi (sinh năm 1989), người sáng lập dự án Đại Việt Kỳ Nhân - minh họa lại hình ảnh và câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như các vị vua, quan, binh sĩ… thông qua boardgame, sách, lịch, tượng resin…

Anh Nghi chia sẻ khi trò chuyện với những người đến từ Nhật Bản, Trung Quốc hay Mỹ, anh nhận thấy hầu hết các nước này đều xây dựng và thể hiện các nhân vật lịch sử dưới nhiều hình thức như phim ảnh, truyện, mô hình… Đôi khi các sản phẩm này trở thành làn sóng xâm thực văn hóa.

Anh Tô Quốc Nghi

Anh Tô Quốc Nghi

Chia sẻ trăn trở này với một người bạn làm họa sĩ, cả hai nhận thấy Việt Nam đang thiếu những sản phẩm minh họa hình ảnh các nhân vật lịch sử và quyết định thực hiện dự án Đại Việt Kỳ Nhân, bỏ tiền túi nuôi đam mê.

Tuy chỉ là tranh minh họa, nhưng để đảm bảo mức độ chính xác về lịch sử, dự án sử dụng thông tin từ các nguồn tư liệu có sẵn và uy tín như sách Đại Việt sử ký toàn thư hay Đại Nam thực lục.

Bên cạnh đó, anh Nghi cũng liên hệ với các chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa như nghệ sĩ Thành Lộc, họa sĩ - nhà nghiên cứu lịch sử Phan Thanh Nam để nhờ cố vấn.

Trong nhóm của anh Nghi cũng có một thành viên giữ vai trò cố vấn nội dung, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành khảo cổ học tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Đến nay, dự án đã vẽ trên 300 nhân vật bao gồm các vị vua, tướng, binh sĩ, các làng nghề, nghệ sĩ nhân dân…

Hình tượng các nhân vật lịch sử phải đảm bảo các tiêu chí thẩm mỹ, màu sắc phảng phất văn hóa Việt Nam, không quá bay bổng hay

Hình tượng các nhân vật lịch sử phải đảm bảo các tiêu chí thẩm mỹ, màu sắc phảng phất văn hóa Việt Nam, không quá bay bổng hay "anime hóa" khiến người xem liên tưởng đến nét vẽ của các nước khác - Ảnh: NVCC

Trong quá trình thiết kế, bên cạnh việc xây dựng hình ảnh các nhân vật lịch sử gần gũi và dễ tiếp cận giới trẻ, nhóm thực hiện dự án vẫn phải đảm bảo các tiêu chí thẩm mỹ, màu sắc phảng phất văn hóa Việt Nam, không quá bay bổng hay "anime hóa" khiến người xem liên tưởng đến nét vẽ của các nước khác.

Nhóm dựa vào mô tả của từng nhân vật, sau đó kết hợp với các yếu tố về nhân trắc học để phác họa hình ảnh gương mặt sao cho chính xác nhất.

Nguyễn Ngân Huệ, thành viên dự án Đại Việt Kỳ Nhân, cho biết nhóm nhận thấy một trong những điểm yếu lớn nhất hiện nay khiến người trẻ Việt không "mặn mà" với lịch sử là do hình thức thể hiện thông tin khô khan, thiếu sự sáng tạo.

Bộ boardgame về các nhân vật lịch sử Việt Nam thuộc dự án Đại Việt Kỳ Nhân - Ảnh: NVCC

Bộ boardgame về các nhân vật lịch sử Việt Nam thuộc dự án Đại Việt Kỳ Nhân - Ảnh: NVCC

Trong khi đó, ngày nay các bạn trẻ có quá nhiều sự lựa chọn hấp dẫn để giải trí. Huệ trăn trở không nhiều người trẻ từng dừng lại và đặt câu hỏi về nhân vật lịch sử đứng sau các bảng tên đường - một trong những điều thân thuộc nhất trong cuộc sống thường nhật.

Để giải quyết vấn đề này, Đại Việt Kỳ Nhân đã đầu tư kỹ lưỡng vào hình ảnh. Với các bài đăng về thông tin của các nhân vật lịch sử trên mạng xã hội, nhóm cũng lưu ý thiết kế sao cho tít tựa, nội dung thu hút bạn đọc trẻ.

Phần hình ảnh được anh Nghi làm chỉn chu đến mức có lúc nhóm họa sĩ vẽ từ 20 - 30 phiên bản chỉ để chọn ra 2-3 phiên bản đẹp và chính xác nhất.

Bộ boardgame lấy cảm hứng từ trò chơi karuta truyền thống của Nhật Bản - Ảnh: NVCC

Bộ boardgame lấy cảm hứng từ trò chơi karuta truyền thống của Nhật Bản - Ảnh: NVCC

Dự kiến dự án sẽ xuất bản quyển sách mang tên Đại Việt Kỳ Nhân: Nhân vật lịch sử Việt Nam minh họa bằng tranh vào tháng 6-2024, đồng thời tiếp tục phát triển sản phẩm boardgame - lấy cảm hứng từ trò chơi karuta truyền thống của Nhật Bản, trong đó người quản trò sẽ đọc thông tin của nhân vật lịch sử và người chơi nhanh chóng chụp lấy lá bài có thông tin của nhân vật đó.

"Tôi đã dành nửa năm để suy nghĩ về hình thức của bộ boardgame, vì ngay từ đầu chúng tôi xác định sứ mệnh của dự án là giúp người trẻ biết thêm về lịch sử dân tộc.

Tượng resin danh tướng Trần Hưng Đạo do dự án Đại Việt Kỳ Nhân thực hiện

Tượng resin danh tướng Trần Hưng Đạo do dự án Đại Việt Kỳ Nhân thực hiện

Vì vậy, trò chơi không chỉ đơn thuần có tính giải trí mà còn phải có giá trị giáo dục", anh Nghi cho biết.

Dù gặp không ít khó khăn khi thu thập tư liệu lịch sử, những người trẻ đứng sau dự án Đại Việt Kỳ Nhân cho biết mỗi khi đọc được những bình luận, trao đổi của cộng đồng bên dưới ảnh của các nhân vật lịch sử hoặc những lời cảm ơn vì đã hình tượng hóa các nhân vật, cả nhóm cảm thấy vô cùng hạnh phúc và lấy đó làm động lực để bước tiếp.

"Lịch sử Việt Nam rất đáng tự hào, với nhiều giai đoạn và mỗi thời kỳ đều rất hào hùng.

Chúng tôi mong sẽ là những người trẻ góp phần gầy dựng lại những giá trị văn hóa - lịch sử, hạn chế tình trạng xâm thực văn hóa từ các quốc gia khác. Ngày nào còn các nhân vật lịch sử, ngày đó chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực lan tỏa các giá trị của dự án Đại Việt Kỳ Nhân đến cộng đồng", anh trải lòng.

Chuyện người Việt kể và cộng đồng Việt Sử Liên Minh

Đã từng xuất hiện trên Tuổi Trẻ cùng nhóm Việt Sử Kiêu Hùng với những tập phim diễn họa lịch sử triệu view, năm 2023 Phạm Vĩnh Lộc lại thu hút được nhiều sự chú ý với sự ra mắt của trang Vietales.vn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar