07/07/2025 11:02 GMT+7

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma - Ảnh 1.

Đức Đạt Lai Lạt Ma - Ảnh: AFP

Theo Đài ABC News, hàng ngàn người từ nhiều quốc gia, bao gồm các nhà sư, ni cô và người dân, đã đến tham dự lễ mừng thọ bất chấp thời tiết mưa lớn ở thị trấn Dharamshala, nằm ở dãy núi Himalaya thuộc bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.

Trong không khí trang nghiêm nhưng ấm cúng, Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện trong tu phục truyền thống, được các tăng sĩ hộ tống đến sân chùa giữa tiếng nhạc lễ và vỗ tay chào đón.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tên thật là Tenzin Gyatso, được đông đảo Phật tử xem là hiện thân của lòng từ bi trong Phật giáo. Dù nổi tiếng toàn cầu, ông luôn tự mô tả mình là một “vị sư Phật giáo bình dị”.

Trong thông điệp sinh nhật, ông nhấn mạnh sẽ tiếp tục theo đuổi các cam kết về thúc đẩy giá trị con người và hòa hợp tôn giáo.

Lễ mừng sinh nhật năm nay đánh dấu một tuần lễ các hoạt động tôn vinh vai trò tinh thần và đóng góp của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ông bày tỏ hy vọng sẽ sống đến 130 tuổi và khẳng định rằng việc lựa chọn người kế nhiệm nên dựa trên truyền thống tôn giáo lâu đời.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gửi lời chúc mừng, gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “biểu tượng bền bỉ của lòng từ bi, nhẫn nhịn và kỷ luật đạo đức”.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng gửi lời chúc đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và ca ngợi ông là người truyền cảm hứng về “hòa bình, đoàn kết và lòng vị tha”.

Diễn viên Hollywood Richard Gere, một Phật tử lâu năm, cũng có mặt tại lễ mừng thọ của Đạt Lai Lạt Ma và bày tỏ lòng mến mộ với vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng. 

“Ngài là một trong những con người phi thường nhất từng hiện diện trên hành tinh này”, nam diễn viên Gere cho biết.

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 lên ngôi từ năm 1939 khi chỉ mới 4 tuổi và đã sống phần lớn cuộc đời lưu vong ở Ấn Độ.

Trong suốt hơn 70 năm qua, ông được xem là biểu tượng của văn hóa Tây Tạng và tinh thần kiên trì bảo tồn bản sắc trong cộng đồng người Tây Tạng trên toàn thế giới.

Trung Quốc phản đối các nước tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu quan điểm phản đối bất kỳ nước nào tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi nhiều quan chức cấp cao Mỹ gặp gỡ nhân vật này ở New York (Mỹ).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Cuốn sách của tác giả Vũ Thế Long vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Một kỹ sư tại Nhật Bản vô tình trở thành tâm điểm khi để kiểu tóc đặc biệt như bước ra từ anime Naruto để đi làm tại Honda mỗi ngày.

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar