01/12/2015 15:48 GMT+7

Lên Hà Giang, mua nấm ngọc cẩu làm quà

HUỲNH LÊ ĐỨC HỢP
HUỲNH LÊ ĐỨC HỢP

TTO - Ngoài cao nguyên đá hùng vĩ, hoa tam giác mạch đẹp như tranh..., nhiều du khách đến Hà Giang còn được truyền tai về loại nấm ngọc cẩu đặc biệt bổ dưỡng để mua về làm quà.

Người dân bày bán nấm ngọc cẩu bên đường - Ảnh: H.L.Đ.Hợp

Đến Hà Giang tầm tháng 11 trở đi, thể nào du khách cũng bắt gặp cảnh tượng người dân bày bán loại nấm ngọc cẩu khắp các lề đường, quán hàng, chợ phiên... 

Nấm ngọc cẩu thường mọc từ tháng 9, kéo dài đến hết tháng 10, mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới những lùm cây, bụi rậm và thường được thu hoạch từ khoảng tháng 11 đến trước dịp Tết Nguyên đán.  

Đặc biệt, không phải ở đâu cũng có được loại nấm này bởi nấm ngọc cẩu mọc chủ yếu ở vùng Tây Bắc, nơi có độ cao từ 1.500m so với mực nước biển trở lên.

Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000m như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.

Nấm có hình dạng khá đặc biệt, nhìn giống như dạng củ hoặc trái dái mít với nửa dạng cây nửa dạng nấm, to bằng ngón chân cái hoặc cổ tay, mọc thành từng cụm, không có lá dày đặc bao quanh.

Nấm có màu hơi đỏ, đỏ tím, nâu, khi già có màu trắng, bên trong ruột giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.

Nấm ngọc cẩu được bày bán nơi phố chợ - Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩu tươi còn nguyên sắc màu đỏ đặc trưng - Ảnh: H.L.Đ.Hợp

Nấm ngọc cẩu được bán thường có hai loại, tươi và khô. Nấm tươi được hái mang về và để nguyên bán. Loại khô được chế biến từ nấm tươi. Nấm đem về rửa thật sạch, thái mỏng và sấy thật khô, sau đó cho vào bao bì hoặc để nguyên trên mâm cân ký bán.

Gần 5kg loại tươi mới làm ra được 1kg khô, vì vậy nấm khô đắt hơn nấm tươi rất nhiều. 

Thú vị hơn cả là những lời quảng cáo về công dụng của loại nấm này mà người dân nào ở đây cũng thuộc lòng và dùng để rao mời khách du lịch. 

Thực tế, nấm ngọc cẩu được dân địa phương sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh…

Nhiều người còn đùa vui rằng “ăn nấm này vào chỉ có tan cửa nát nhà vì bổ”.

Công dụng là thế nhưng loại nấm này thường không được chế biến cùng món ăn bởi mùi hôi đặc trưng ngai ngái làm mất đi mùi vị của món nấu kèm.

Người ta chủ yếu lấy nấm ngâm rượu hoặc pha trà để thưởng thức giúp tăng công dụng của nấm và không làm ảnh hưởng những nguyên liệu phụ họa kèm theo.

Chưa biết có “tan cửa nát nhà” như lời quảng cáo của người dân ở đây hay không, nhưng sau khi thưởng ngoạn những cảnh đẹp đều thuộc hàng "nhất" của cao nguyên đá, nhóm chúng tôi ai cũng vui vẻ rút hầu bao mua 2kg nấm ngọc cẩm khô về làm quà như mang chút hương vị núi rừng về đồng bằng.

Và biết đâu đấy, lâu lâu khi ngồi nhâm nhi ly rượu nấm ngọc cẩu hay tách trà nóng được pha từ nấm ngọc cẩu, chắc hẳn nhiều kỷ niệm về vùng đất địa đầu Tổ quốc hùng vĩ lại trỗi dậy trong lòng mỗi người.

Nấm ngọc cẩu tươi - Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩm khô - Ảnh: H.L.Đ.Hợp
HUỲNH LÊ ĐỨC HỢP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar