29/03/2025 16:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ai có hiểu biết và thích văn chương phương Nam thì người ấy luôn có đầu óc rộng mở

Theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, văn chương phương Nam rất đặc biệt. Tính tiên phong, tính độc đáo, tính mở, tính thị trường, tính bình dân là đặc điểm nổi trội của văn chương vùng này.

Văn chương phương Nam - Ảnh 1.

Sách Góp lời cho văn chương phương Nam do PGS.TS Võ Văn Nhơn làm chủ biên - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 28-3, tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) diễn ra buổi giao lưu ra mắt sách Góp lời cho văn chương phương Nam do PGS.TS Võ Văn Nhơn làm chủ biên.

Đây là cuốn sách mà ông Võ Văn Nhơn viết cùng các đồng nghiệp, nghiên cứu sinh, sinh viên của mình để thể hiện những mối quan tâm với văn chương phương Nam, một bộ phận thú vị trong dòng chảy văn chương Việt Nam.

Văn chương phương Nam có nhiều dấu mốc

Trong sách, các tác giả đã xem xét một số vấn đề có tính chất dấu mốc và có ý nghĩa của văn chương phương Nam như: ai là người phát hiện ra truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam; truyện ngắn và tiểu thuyết ở chiến khu Nam Bộ trong dòng chảy văn học yêu nước thời kháng Pháp (1945 - 1954); văn học tuổi mới lớn ở Việt Nam...

Ông Võ Văn Nhơn đã dựa vào thế mạnh của từng tác giả để mời cộng tác viết sách.

Như PGS.TS Đoàn Lê Giang từng là chủ nhiệm của hai đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia về văn học Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nên có thể khái quát được những đặc điểm của văn học Nam Bộ.

Hay bà Lê Thụy Tường Vi giảng dạy nghệ thuật học nên ông Võ Văn Nhơn đã nhờ phân tích tính hiện đại trong Tuồng cha Minh, vở kịch nói hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam.

"Các nhà văn được nghiên cứu trong sách này, có người sinh sống và làm việc tận An Giang như: nhà giáo, nhà văn Trương Chí Hùng, một cây bút trẻ rất có triển vọng; có người là nhà văn tiên phong của văn học quốc ngữ Nam Bộ như: Nguyễn Trọng Quản, Đặng Thúc Liêng.

Có người từng sở hữu tác phẩm ăn khách bậc nhất ở đầu thế kỷ XX như Lê Hoằng Mưu; có người nổi danh từ Phong trào Thơ mới như Quách Tấn; có người xuất thân từ nhóm thơ Dạ Đài với khát vọng đổi mới thơ như Trần Mai Châu; có người là nhà văn đương đại với ý thức nữ quyền sinh thái sâu sắc như Lý Lan..." - ông Nhơn cho biết.

Ai có hiểu biết và thích văn chương phương Nam thì người ấy luôn có đầu óc rộng mở - Ảnh 2.

Ông Đoàn Lê Giang (trái) và ông Võ Văn Nhơn chia sẻ về sách - Ảnh: HỒ LAM

Đậm tình yêu nước, tinh thần dân chủ, ý thức hướng ngoại và tiên phong

Theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, bất kỳ ai muốn nghiên cứu về hiện đại hóa văn hóa, văn học Việt Nam mà không nghiên cứu nghiêm chỉnh về phương Nam thì đều sai - dù là người nghiên cứu trẻ khổ công hay các bậc "chiếu trên" cao cỡ nào.

Văn chương phương Nam - Ảnh 3.

Sách Góp lời cho văn chương phương Nam - Ảnh: HỒ LAM

"Ai có hiểu biết và thích văn chương phương Nam thì người ấy luôn có đầu óc rộng mở, tôi cứ nghiệm các bạn bè quen biết mà thấy như thế.

Phương Nam vẫn là kho tàng mời gọi mọi người khám phá" - ông Lê Giang nói.

Trong bài viết đầu tiên của sách mang tên Đi tìm đặc điểm văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, ông Võ Văn Nhơn và ông Đoàn Lê Giang phân tích rõ 4 đặc điểm của tiểu thuyết quốc ngữ Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Đó là tiên phong trên con đường hiện đại hóa; đậm đà tình yêu nước; giàu tính đạo lý và tinh thần dân chủ;

Có ý thức hướng ngoại, chú trọng chức năng giải trí và rất quan tâm đến quần chúng, đặc biệt là quần chúng bình dân.

Nói về tính tiên phong, các tác giả chỉ ra Nam Kỳ là nơi đầu tiên có cuộc thi viết tiểu thuyết. Đó là cuộc thi do chủ bút Trần Chánh Chiếu khởi xướng trên báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1906.

Do sớm gần gũi với tiểu thuyết phương Tây, văn học Nam Kỳ đã có những tác phẩm mô phỏng tiểu thuyết phương Tây sớm nhất như: Ai làm được (1919) cùa Hồ Biểu Chánh, Tiền căn báo hậu (1920) của Lê Hoằng Mưu...

Theo nghiên cứu, tinh thần yêu nước cũng là nguyên nhân của phong trào sáng tác tiểu thuyết lịch sử giữa những năm 1920 trở đi, nhất là tiểu thuyết viết về lịch sử dân tộc.

Không kể Trương Duy Toản, Tân Dân Tử, hai nhà văn chuyên viết về lịch sử Nam Bộ thời Nguyễn Ánh, các tác giả cũng chỉ ra một số tác giả viết về đề tài lịch sử dân tộc Lý Trần Lê.

Như Hồ Biểu Chánh với Nặng gánh cang thường (1930) viết về lịch sử thời Lê Thánh Tông; Nguyễn Chánh Sắt có tiểu thuyết lịch sử 4 tập Việt Nam Lê Thái Tổ (1929)...

Phạm Minh Kiên là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử dân tộc nhiều nhất, gồm 6 tác phẩm. Đó là: Vì nước hoa rơi (1926), Việt Nam anh kiệt - Vì nghĩa liều mình (1926), Việt Nam Lý trung hưng (Việt Nam Lý Thường Kiệt) (1929), Lê triều Lý thị (1931), Tiền Lê vận mạt (1932), Trần Hưng Đạo (1933).

Còn khuynh hướng đạo lý thì có thể thấy rõ qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Tiểu thuyết của ông tập trung vào chữ trung (Ngọn cỏ gió đùa, Nặng gánh cang thường), chữ hiếu (Cay đắng mùi đời, Chút phận linh đinh, Cha con nghĩa nặng), chữ tiết (Thầy Thông ngôn, Cười gượng), chữ nghĩa (Chúa tàu Kim Quy).

Xét về ý thức hướng ngoại của tiểu thuyết Nam Kỳ, ông Nhơn và ông Giang nhận định chúng còn thể hiện ở tính thời sự, ở chỗ gắn rất chặt với báo chí.

"Thường được đăng trên báo trước khi in thành sách, tiểu thuyết Nam Kỳ là những phản ứng rất nhanh nhạy đối với những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Tiểu thuyết phóng sự như Đồng quê của Phi Vân là một loại tiểu thuyết thời sự như thế" - các tác giả cho biết.

Người hiền của văn học Nam bộ

TT - Trang Thế Hy là người đi tìm ngọc, tìm kim cương, không phải giữa chốn phồn hoa đô hội, cũng không phải trong tỉ mẩn trà dư tửu hậu, mà giữa cuộc đời nhọc nhằn, trần tục, ở nơi tận đáy cùng của xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar