21/03/2025 13:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có một dòng văn học nghệ thuật bền bỉ viết về người lính

Từ năm 1975, có một dòng văn học nghệ thuật vẫn bền bỉ, vững chãi đi cùng đất nước, nhiều tinh túy, làm nền tảng cho văn nghệ Việt Nam hiện đại.

Có một dòng văn học bền bỉ viết về người lính - Ảnh 1.

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu - Ảnh: T.ĐIỂU

Đó là dòng văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang.

Đây là nhận định chung được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học 50 năm văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng sau ngày đất nước thống nhất: thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển do Cục Tuyên huấn và Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân tổ chức ngày 20-3 tại Hà Nội.

Hàng trăm lượt các nhà văn quân đội Việt Nam đến Mỹ đã đánh thức khoảng tối mù mờ mà người Mỹ không hiểu về Việt Nam bằng diễn thuyết lẫn tác phẩm của họ.

Không phải để trả nợ quá khứ

Trung tướng Nguyễn Văn Đức, cục trưởng Cục Tuyên huấn, khẳng định trải qua 80 năm đồng hành cùng đất nước, văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng luôn là mạch nguồn cảm hứng vô cùng to lớn với văn nghệ sĩ.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nêu quan điểm từ 1975 đến nay những nhà văn mặc áo lính, nhà văn cựu binh Việt Nam thuộc nhiều thế hệ vẫn là một lực lượng then chốt và quan trọng nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Không chỉ cống hiến bằng tác phẩm, các nhà văn quân đội như Lê Lựu, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khải, Chu Lai... cũng là những sứ giả hòa bình đầu tiên từ Việt Nam đến Mỹ để cất tiếng nói về dân tộc Việt, về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, về khát vọng hòa bình của người dân Việt Nam.

Có một dòng văn học bền bỉ viết về người lính - Ảnh 2.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương phát biểu tại hội thảo - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhà văn Nguyễn Bình Phương - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - khẳng định từ 1975 đến nay có một dòng văn học nghệ thuật vẫn bền bỉ, vững chãi đi từ đầu đến cuối một cách cương nghị, gặt hái nhiều tinh túy, làm nền tảng cho văn học Việt Nam hiện đại tới tận ngày nay.

Đó chính là dòng văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang.

Ông Phương cho rằng sự bền bỉ bởi sức hấp dẫn của đề tài hoàn toàn không phải các văn nghệ sĩ sáng tác "để trả nợ quá khứ", hay giãi bày những trải nghiệm thực tế của mình.

Viết về chiến tranh cách mạng, người lính thực ra là để chiêm nghiệm về con người. Vì vậy nó trở thành đề tài phổ quát và cuốn hút.

Nhà văn Chu Lai thậm chí còn nói: "Đề tài chiến tranh, cách mạng chính là siêu đề tài và nhân vật người lính cũng trở thành siêu nhân vật, càng khai thác càng màu mỡ".

Thành công của văn học nghệ thuật viết về đề tài chiến tranh, cách mạng, lực lượng vũ trang trong 50 năm qua theo Nguyễn Bình Phương là đã kiến tạo rất nhiều giá trị, mà nổi bật là giá trị minh định tính chính nghĩa trong những cuộc chiến vệ quốc của chúng ta.

Thứ hai, xây dựng thành công nhân vật trung tâm của thời đại là nhân vật anh bộ đội Cụ Hồ.

Từ anh bộ đội hào hoa phong nhã của chống Pháp sang anh bộ đội đầy cam go ác liệt của chống Mỹ đến anh bộ đội dạn dày chinh chiến trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc, đến anh bộ đội giúp dân phòng chống bão lũ thiên tai làm kinh tế với tinh thần nhân ái vô bờ...

Đặc biệt, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong các sáng tác gần đây không còn độc sáng một cách thần thánh nữa mà đã tỏa sáng một cách bình dị trong các mối tương quan xung quanh.

Anh bộ đội không chỉ có sứ mệnh thiêng liêng, cao cả mà bắt đầu có số phận như một con người bình thường khiến hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ sinh động hơn, gần gũi hơn, sâu sắc hơn, đáng kính hơn.

Có một dòng văn học bền bỉ viết về người lính - Ảnh 3.

Những cuốn sách về đề tài chiến tranh, cách mạng xuất bản trong 50 năm qua của Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhiều thách thức

Tuy gặt hái nhiều thành tựu, nhà văn Nguyễn Bình Phương cho rằng văn nghệ về đề tài chiến tranh, cách mạng, lực lượng vũ trang cũng đang đối diện với nhiều thách thức.

Thế hệ nhà văn, nghệ sĩ tài danh đi qua chiến tranh đã đến độ mòn mỏi, trong khi đó thế hệ sau còn hạn chế về kinh nghiệm sáng tác, về nhận thức, về thực tiễn chiến tranh và lực lượng vũ trang.

Hiện nay chưa có sự đứt đoạn trong dòng mạch văn học nghệ thuật về đề tài này nhưng có thể cảm nhận được sự hẫng hụt.

Một thách thức nữa là dù có phóng túng đến đâu thì sáng tác về đề tài chiến tranh, cách mạng cũng phải có sự nghiêm túc, nghiêm cẩn nhất định.

Trong khi các loại hình giải trí khác thì khơi mở rộng rãi. Vì thế dòng văn học nghệ thuật này sẽ phải cạnh tranh với những loại hình giải trí khác để kiếm tìm bạn đọc, khán giả.

Và một thách thức quan trọng trong đời sống sôi động nhiều chiều hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng, người lính sẽ khó giữ vai trò là đề tài trung tâm của văn học nghệ thuật.

Ông Phương cho rằng cần có những phương cách để dòng mạch văn học nghệ thuật này vẫn phải là dòng mạch chủ đạo. Vì đây không phải ký ức, đây còn là sự tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, khí phách của người Việt trong tương lai.

Nói về thành tựu của văn nghệ về đề tài chiến tranh, cách mạng, người lính, TS Ngô Phương Lan dẫn chứng đã có thời gian dài thế giới biết đến điện ảnh Việt Nam là điện ảnh chiến tranh. Gần đây bộ phim Đào, phở và piano gây sốt một lần nữa cho thấy sức hấp dẫn của điện ảnh với đề tài này.

Con trai ông McNamara bật khóc ở Hà Nội: Ngày người lính Việt Nam ấy hy sinh là ngày tôi chào đời

Ông Craig McNamara, con trai cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, bật khóc trong buổi nói chuyện về cha mình và cuộc chiến tranh tại Việt Nam, vào chiều 6-3 ở Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Lâu lắm rồi, nghệ sĩ Hạnh Thúy mới trở lại vai trò đạo diễn ở sân khấu chuyên nghiệp với vở diễn có cái tên ngắn gọn: Ghen.

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Làm cho cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh của các chiến sĩ công an

Nhà văn Nguyễn Bình Phương khẳng định viết tôn vinh chiến sĩ công an để cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh, để cuộc sống ngày càng tử tế hơn.

Làm cho cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh của các chiến sĩ công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar