25/03/2025 10:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

9X nghĩ về hòa bình

Từng đến hơn 30 quốc gia, trăm thành phố lớn trên khắp thế giới nhưng khi đặt chân đến nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, chính là nơi tôi cảm thấy bồi hồi và xúc động nhất…

hòa bình - Ảnh 1.

Chèo thuyền gỗ trên dòng sông Thạch Hãn

Tôi thuộc thế hệ 9X, sinh ra đã được thừa hưởng bầu không khí hòa bình. Hình dung của tôi về chiến tranh Việt Nam chỉ qua lời ông kể lại. 

Còn nhớ khi 6 tuổi, ngắm chiếc máy bay lướt qua bầu trời, để lại vệt trắng dài xuyên ngang trên nền xanh vô tận. Ông tôi kể về ký ức đất nước chiến tranh, chiếc B52 to gấp nhiều lần vang rền như sấm.

Đó là những hình dung đầu tiên của tôi về chiến tranh Việt Nam. Trong những tháng ngày tuổi thơ, tôi còn được nghe câu chuyện học sinh Sài Gòn phản chiến từ các bức tranh treo trên tường nhà của họa sĩ Nguyễn Hữu Châu; được nghe những bài ca Dậy mà đi của bà ngân nga hát... 

hòa bình - Ảnh 2.

Trên nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn

Tất cả truyền cảm hứng cho tôi một niềm yêu nước giản dị, tò mò khám phá lịch sử Việt Nam.

Một trong những ký ức không thể quên là khi tôi "bước chân" vào dòng nhật ký lửa cháy của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc. Từng bước, tôi đi vào trang sách đến Trường Sơn đạn bom, khét mùi xăng và cỏ cháy. 

Nhưng lạ thay, nơi đó lại rộn rã tiếng cười của những cô gái, chàng trai thanh niên xung phong mang trên vai hành trang lý tưởng. 

Tôi thấy những đôi dép cao su tạo thành lối mòn huyền thoại, thấy lời tự sự tuổi 20 sáng như ánh sao đêm. 

Từ những trang sách, tôi ước mong một ngày sẽ đến Trường Sơn, được đi trên con đường mòn, nói lời cảm ơn những người thanh niên ở tuổi như tôi đã anh dũng chiến đấu, đã nằm xuống cho Tổ quốc đứng hiên ngang.

20 năm trôi qua, nhớ lời ước nguyện ngày nào đã bị bỏ quên. Tôi vội lên đường với hành trang trên vai, nào là kẹo lạc Thanh Hóa, thuốc lá Thăng Long, kẹp ba lá, hương trầm Hà Nội, cho đến những chiếc khăn rằn Nam Bộ.

Dưới cái nắng oi bức đầu hè của miền Trung, sao trong lòng tôi cứ bâng khuâng, háo hức đến lạ, tưởng tượng quanh mình khi xưa là chiến trường đạn bom. 

hòa bình - Ảnh 3.

Để lại cảm nghĩ tại Thành cổ Quảng Trị

Trời hôm nay nắng nóng có là gì so với xưa kia máy bay địch giội bom bất cứ khi nào và dưới đất còn mìn chưa nổ. 

Nửa thế kỷ, tôi đi trong bình yên đến lạ, tôi nghe tiếng rừng và gió, tôi thấy Tổ quốc mình thật đẹp làm sao.

Trên đỉnh Trường Sơn, tôi xúc động đứng trước cổng ngôi sao để chào các cô chú, chạm vào ước nguyện ngày nào, khoảnh khắc này thiêng liêng và kỳ diệu vô cùng. 

Một mình lang thang cả ngày giữa núi rừng Trường Sơn. Lái xe hơn 60km đến Thành cổ, khua nhẹ mái chèo gỗ trên sông Thạch Hãn, thả từng cánh hoa trên sông nước lấp lánh. 

Trên hoàng hôn sông Thạch Hãn, tôi ngắm những đứa trẻ đang bơi, nước và trời hòa quyện một màu của hoàng hôn vàng vọt. 

Tôi ngồi hồi tưởng về chiến tranh qua những trang nhật ký, giờ đây đối lập hoàn toàn với sự hòa bình và yên bình hiện tại. Trân trọng từng phút giây, trên mảnh đất mà tôi hằng ao ước được đến.

Trong giây phút ấy, tôi nhớ về những bài hát cất lên bởi thế hệ tuổi trẻ trạc tuổi tôi ngày trước. Tuổi hai mươi thủ đô Hà Nội xếp bút nghiên lên đường Trường Sơn và của tuổi hai mươi Sài Gòn đang "Hát cho đồng bào tôi nghe" giữa các đô thị đòi hòa bình, tự do, công lý. 

hòa bình - Ảnh 4.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn

Niềm cảm hứng hòa bình chân chính của người trẻ "máu đỏ da vàng" Việt Nam ngày ấy vang sang các giảng đường Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Tây Âu, để bạn bè năm châu ủng hộ ngọn đuốc hòa bình mà bao lớp người Việt Nam đã thắp.

Từ tiếng hát những đêm không ngủ trên khắp Sài Gòn và các đô thị Miền Nam,

"Hát cho dân tôi nghe", "Đồng lúa reo" (Tôn Thất Lập), "Người mẹ Bàn Cờ" (Trần Long Ẩn), "Tự nguyện" (Trương Quốc Khánh), "Dậy mà đi" (Nguyễn Xuân Tân), "Nối vòng tay lớn" (Trịnh Công Sơn)…

Cho đến tiếng hát một thời tuổi trẻ biết xung phong - Thành phố mới nâng bước chân ta vào lao động.

Sau chiến tranh, thành phố mình đã chứng kiến hàng vạn thanh niên cùng nhau "bỏ phố lên rừng", khoác lên người bộ đồng phục màu cỏ úa. 

Thanh niên xung phong có mặt trên những tuyến đầu gian khó nhất, đến những nơi bị chiến tranh tàn phá, có mặt ở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Rồi chiến tranh biên giới Tây Nam bùng phát, cùng với bộ đội Việt Nam, thế hệ tuổi trẻ mới của thành phố đã "đi đến bất cứ nơi nào Tổ quốc cần". Đối mặt với những "ngày không giờ, tuần không thứ" để bảo vệ Tổ quốc và giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng.

hòa bình - Ảnh 5.

Hoàng hôn trên dòng sông Thạch Hãn

Thành phố trẻ rạng rỡ tương lai đang chờ ta, cùng nhau hòa ca tiến tới.

Hôm nay, trên thành phố này, tôi gặp nhiều bạn trẻ tài năng, họ đến TP.HCM để sống cuộc đời họ muốn, là chính mình. 

Tôi được dịp trò chuyện cùng cô em từ Huế vào TP.HCM học vẽ, bán tranh gây quỹ, đem đến những bữa ăn dinh dưỡng cho hàng nghìn trẻ em vùng cao và xây ngôi trường nội trú khang trang trên miền Tây Bắc.

Tôi được làm việc với những người trẻ sinh sau thiên niên kỷ 2000 làm công nghệ, AI… đưa sản phẩm công nghệ chứa hàm lượng cao trí tuệ Việt Nam ra thế giới.

Tôi thấy thành phố mình đang phát triển, những tòa nhà mới mọc lên từng ngày nhưng những góc nhỏ lịch sử vẫn được trân trọng nâng niu. Còn đó những phút bình yên lắng đọng trong khuôn viên "Hát cho đồng bào tôi nghe" giữa các trường đại học, còn đó căn nhà biệt động của ba má phong trào ngày nào vẫn còn được giữ vẹn nguyên.

Thế hệ chúng tôi, nhìn hết bề dày trầm tích của lịch sử thành phố, thấy TP.HCM được tạo nên bởi lớp người trẻ hai mươi yêu nước từ bao đời, cùng ấp ủ khát vọng lớn, cùng tạo nên thương hiệu người TP.HCM hiện đại. 

Tôi mong rằng người trẻ hai mươi thành phố ngày mai nỗ lực lao động, sống tử tế, sống có khát khao, hoài bão như những thế hệ tuổi hai mươi Việt Nam đã từng làm nên lịch sử.

Cảm ơn bạn đọc gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến hết ngày 24-3, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 135 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Kể chuyện hòa bình: 'Được sống những ngày bình thường đã là quá tốt'

Tôi ra đời khi chiến tranh đã lùi xa gần hai thập kỷ và chỉ còn sót lại vài dấu vết mà tôi vẫn còn ghi nhớ từ thời thơ ấu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar