16/03/2025 10:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giấc mơ hòa bình

Chiến tranh cuốn phăng mọi thứ trên đường đi của nó. Nhiều năm xung đột giữa Nga và Ukraine đã để lại những mất mát không thể đo đếm.

Giấc mơ hòa bình - Ảnh 1.

Chiến tranh cuốn phăng mọi thứ trên đường đi của nó. Nhiều năm xung đột giữa Nga và Ukraine đã để lại những mất mát không thể đo đếm - Ảnh: REUTERS

Triển lãm "Ký ức lan tỏa" (A Radical System) tại Dogma Collection (từ 28-2 đến 12-6 ở TP.HCM) trưng bày hai bức hình về chiến tranh của nhiếp ảnh gia An My Lê, người gây tiếng vang trong cộng đồng nhiếp ảnh thế giới khi thường không ghi hình trực tiếp các cuộc chiến mà chụp lại giai đoạn chuẩn bị hay những di chứng.

An My Lê phản ánh chiến tranh ở lại trong tâm trí những người ở xa như thế nào, sự ám ảnh của nó kéo dài đến đâu. Có nhiều người mãi không bao giờ là một phần của cuộc chiến, nhưng là một phần của chiến tranh.

Là người sinh ra nhiều năm sau khi đất nước thống nhất, tôi vẫn chưa thể cảm nhận hết sự tàn khốc của cuộc chiến.

Khi lớn lên, trở thành người làm việc nhiều với hình ảnh, đi bảo tàng nhiều hơn, tiếp cận nguồn tư liệu hình ảnh và phim từ cả hai phía nhiều hơn, tôi mới dần hiểu được sự đau thương và phi lý của chiến tranh, với những người ra trận và những người ở lại.

Vì vậy, những ngày này, cảm nhận về cuộc chiến giữa Ukraine và Nga với tôi cũng dừng lại như một người từ phía xa quan sát, có cả sự bất bình, xót xa, thương tâm, nhưng chưa bao giờ đủ để thấy sự đau đớn hay tuyệt vọng.

Có lẽ cảm giác bất lực xâm chiếm ta mỗi ngày khi thấy những con người cùng chia sẻ bầu khí quyển đang vật vã từng ngày trong lửa đạn, trong nỗi sợ, trong những cơn đói, trong thương tật và cả ranh giới cận kề giữa sống và chết.

Nhiếp ảnh gia An My Lê, người đã sống trong chiến tranh, từng chia sẻ rằng cô chưa thực sự hiểu hết mức độ nghiêm trọng và nỗi kinh hoàng của những gì đã trải qua cho đến khi nhìn lại từ xa, khi xem các bản tin thời sự ở trường trung học tại California (Mỹ) và nghiên cứu về các bộ phim cũng như văn học về chiến tranh.

Có lẽ trong trường hợp này, tôi và những người sinh ra trong hòa bình sẽ không bao giờ thực sự hiểu được nỗi ám ảnh và mất mát của những người từng gần đến mức không còn khoảng cách với chiến tranh.

Chỉ khi sống trong hòa bình, họ mới có đủ khoảng lùi, đủ sự tĩnh lặng để thấm thía sự khốc liệt ấy, để cảm thấy kinh hoàng và tổn thương vì nó.

Chúng ta chỉ có thể cảm nhận chiến tranh qua hình ảnh. Chúng ta xem nó qua những thước phim.

Chúng ta rơi nước mắt khi nghĩ rằng nếu không có chiến tranh, mọi thứ đã có thể khác đi, những con người bé nhỏ ấy đã không bị cuốn vào guồng quay thảm khốc này mà không có lựa chọn nào khác.

Trong bộ phim Đừng đốt, cảnh kết là một suy tưởng của đạo diễn Đặng Nhật Minh: nhân vật bác sĩ Đặng Thùy Trâm đạp xe trên đường làng trong giai điệu Bài ca hy vọng của nhạc sĩ Văn Ký.

Nếu chiến tranh không xảy ra, nếu hòa bình đến sớm hơn, nhân vật đã có thể sống một cuộc đời bình thường, được đi học, được ở bên gia đình. Khoảnh khắc đó khắc sâu vào tâm khảm người xem sự phi lý của chiến tranh, nhất là khi đặt nó vào mối quan hệ với những con người bình dị, bé nhỏ.

Chiến tranh cuốn phăng mọi thứ trên đường đi của nó. Nhiều năm xung đột giữa Nga và Ukraine đã để lại những mất mát không thể đo đếm. Không chỉ là con số binh lính và dân thường hy sinh, mà còn là những hậu quả dai dẳng sẽ còn vang vọng hàng thập niên sau.

Mưu cầu sống một cuộc đời bình thường, những cơ hội để tỏa sáng trên sân khấu, trên đường đua, trên trường quốc tế, tất cả đều bị đóng lại.

Tôi biết rằng thế hệ của mình may mắn được lớn lên trong hòa bình, được làm những công việc mình muốn, được ở cạnh những người thương yêu.

Chiến tranh khiến mọi thứ lùi bước trước nó. Khi lý tưởng và sinh tồn trở thành điều quan trọng nhất, mọi điều về vẻ đẹp và nghệ thuật trở thành thứ yếu.

Hiếm khi nào vẻ đẹp của nghệ thuật có thể chiến thắng sự vô nghĩa của cuộc chiến như ở cảnh cao trào trong phim The pianist: viên sĩ quan Đức đã giúp nghệ sĩ dương cầm Ba Lan sống sót sau khi nghe những dòng giai điệu thức tỉnh được đánh trên bàn tay run rẩy sau một thời gian dài đương đầu với sống còn và lẩn trốn.

Những giọt đàn thánh thót trong không gian u uất của chiến tranh đó chính là hiện thân cho giấc mơ hòa bình, của người nghệ sĩ và của tất cả mọi người trên trái đất này.

Tìm hòa bình cho cuộc chiến Ukraine

TTCT - Ngày 11-3, tại Jeddah (Saudi Arabia) Mỹ và Ukraine đã đạt được thỏa thuận ngưng bắn 30 ngày trong cuộc chiến ở Ukraine, và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tuần này để tìm sự đồng thuận từ Nga.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar