28/05/2023 14:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

9 cầu vượt kết nối metro ra sao?

Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sắp hoàn thành. TP.HCM xây 9 cây cầu vượt để kết nối trực tiếp đến các nhà ga trên cao. Cầu vượt sẽ kết nối giao thông ra sao?

Phối cảnh cầu vượt bộ hành kết nối vào các nhà ga trên cao của tuyến metro số 1 - Nguồn: Ban MAUR

Phối cảnh cầu vượt bộ hành kết nối vào các nhà ga trên cao của tuyến metro số 1 - Nguồn: Ban MAUR

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM - chủ đầu tư, đơn vị này đang đôn đốc việc xây dựng 9 cầu vượt bộ hành bắc qua đường xa lộ Hà Nội và kết nối vào tuyến metro số 1.

Hoàn thành vào cuối năm 2023

Những cầu vượt này sẽ được xây dựng kết nối các ga Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Công nghệ cao và ga Đại học Quốc gia. Phần lớn các cầu nằm dọc xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức.

Mỗi cầu dài khoảng 78m, rộng 3,5m, kết nối từ tầng trung chuyển khách của nhà ga với khu dân cư, trạm buýt dọc bên. 

Trong đó, một phần cầu sẽ băng qua đường song hành bên trái xa lộ Hà Nội (hướng từ cầu Sài Gòn đi Suối Tiên), nối vào khu dân cư và trước trung tâm thương mại. 

Ở phía còn lại, cầu vượt qua tuyến xa lộ Hà Nội và đường song hành phải. Tại các cầu đều có cầu thang, mái che, cây xanh, chiếu sáng đầy đủ.

Như vậy, khách ra vào nhà ga mà không phải đi xuống lòng đường nguy hiểm. Cứ theo lối đi bộ, hành khách dễ dàng tiếp cận các nhà ga metro nằm ở trên cao (khoảng 5m) từ 2 trục đường là xa lộ Hà Nội và đường song hành.

Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, dự kiến toàn bộ 9 cầu hoàn thành vào cuối năm 2023, cùng thời điểm khai thác tuyến metro số 1. 

Ngoài 9 vị trí nêu trên, 2 nhà ga trên cao còn lại của dự án gồm Suối Tiên và Văn Thánh đã có cầu. 

Trong tương lai, khi toàn bộ hệ thống cầu vượt, bến xe buýt, đường đi bộ... đồng bộ, hành khách thuận tiện đi lại giữa các khu dân cư, trung tâm thương mại, điểm đón xe buýt... đến metro (và ngược lại).

Các chuyên gia giao thông nhận định, việc xây dựng các cây cầu vượt ở khu vực đông người, cầu vượt kết nối vào metro trên cao là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, người dân vẫn còn mang nặng tâm lý "đi ngang về tắt", miễn sao nhanh và đỡ tốn sức nên dẫn đến tình trạng cầu bộ hành bị "bỏ hoang" lãng phí.

Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu thêm hình thức khuyến khích người dân sử dụng, có biển báo yêu cầu người dân đi lên cầu bộ hành. Song song đó là biện pháp chế tài mạnh cho hành vi băng ngang qua đường tại khu vực có cầu vượt.

Cần đồng bộ để tạo thói quen

TS.KTS Nguyễn Bảo Thành - chuyên gia về xây dựng ĐH Mở TP.HCM - nhận định việc xây dựng thêm 9 cầu vượt kết nối vào các ga trên cao của tuyến metro số 1 sẽ giúp hành khách ra vào nhà ga thuận tiện hơn từ hai bên đường xa lộ Hà Nội. 

Khách đi xe buýt đến bến nằm trên trục đường xa lộ Hà Nội rồi đi lên cầu vượt để vào ga metro di chuyển xa hơn, mà không phải băng ngang qua đường rất nguy hiểm.

"Dù vậy, ở TP.HCM người dân còn ít đi cầu vượt. Một số cầu vượt bộ hành trên đường Phạm Văn Đồng dù rất đẹp nhưng ít khi thấy người qua lại. Trong khi đó, bên dưới đường xe đông nườm nượp, họ vẫn bất chấp nguy hiểm băng ngang qua", ông Thành nói.

TS Thành cho biết có thời gian sống tại Nhật Bản và thường xuyên sử dụng xe buýt, tàu điện làm phương tiện chính để đi lại khá an toàn, thuận tiện. Số đông người dân Nhật chuộng đi bộ, đi phương tiện công cộng bởi giao thông công cộng được kết nối tốt.

Có những người đi bộ đến ga, lên tàu và sẽ dừng ở ga mong muốn. Các nhà ga liên kết vào trung tâm thương mại, tiện ích đầy đủ nên tăng tính hấp dẫn đối với hành khách.

Theo ông Thành, rất nhiều người kỳ vọng vào tuyến metro số 1 nhưng muốn khai thác tốt nhất hiệu quả tuyến thì TP.HCM nhất định phải đồng bộ kết nối giao thông, tạo được thói quen đi bộ và sử dụng giao thông công cộng cho người dân.

Theo đó, khi tuyến metro số 1 hoàn thành thì phải đồng bộ được mạng lưới xe buýt, cầu vượt... kết nối vào. Dọc theo tuyến, các trạm xe buýt được bố trí dày hơn, cầu vượt thì phải có mái che. 

Về lâu dài, TP.HCM phải hình thành mạng lưới metro, xe buýt phủ khắp đảm bảo thuận tiện cho dân đi được về nhiều hướng, nhiều quận, huyện. Đồng thời có chính sách khuyến khích, tạo thói quen cho dân đi xe công cộng, hạn chế sử dụng xe cá nhân.

Tăng xử phạt người băng ngang đường nơi có cầu vượt

Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, một cán bộ Ban An toàn giao thông TP.HCM nói, theo quy định, các trường hợp người đi bộ không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt tiền 60.000 - 100.000 đồng/trường hợp.

Tới đây, lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm hành vi này để nâng cao ý thức người dân. Đặc biệt, phải lưu ý xử lý người đi bộ băng ngang đường ở các khu vực trường học, bệnh viện... có cầu bộ hành nhưng người dân không đi.

Hàng nghìn người dân 'mòn mỏi' chờ... một cây cầu vượt đi bộ

TTO - Hàng nghìn học sinh, sinh viên... vẫn phải băng qua đường Nguyễn Trãi khu vực đi qua hai quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bất chấp nguy hiểm, do không có cầu vượt đi bộ và ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ chưa cao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar