23/03/2021 13:15 GMT+7

Hàng nghìn người dân 'mòn mỏi' chờ... một cây cầu vượt đi bộ

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - Hàng nghìn học sinh, sinh viên... vẫn phải băng qua đường Nguyễn Trãi khu vực đi qua hai quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bất chấp nguy hiểm, do không có cầu vượt đi bộ và ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ chưa cao.

Hàng nghìn người dân mòn mỏi chờ... một cây cầu vượt đi bộ - Ảnh 1.

Nhiều người dân bất chấp nguy hiểm sang đường - Ảnh: HÀ QUÂN


Người đi bộ sang đường bất chấp nguy cơ va chạm với các phương tiện giao thông trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, học sinh, sinh viên, người dân liên tục băng qua đường Nguyễn Trãi (rộng 50m, có 8 làn xe) ở quận Thanh Xuân, do không có cầu vượt cho người đi bộ từ ngõ 489 đến ngõ 565 Nguyễn Trãi.

Nguy hiểm nhất là khoảng thời gian từ 17h - 19h tối. Lúc này các xe chạy nhanh, có cả xe tải lớn.

Chị Nguyễn Thị Hương (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân) cho biết: "Trước đây, khu vực giao cắt đường Lương Thế Vinh và Nguyễn Trãi có một ngã tư. Sau khi xây dựng đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ai muốn đi bộ sang bên đường Nguyễn Trãi nhanh chóng thì phải ngó trước ngó sau để không bị xe tông.

Hai là đi cầu vượt gần Bách hóa Thanh Xuân cách đây 500m rất bất tiện. Nhưng người khuyết tật không thể đi cầu đi bộ đó, lại phải đi thêm 200m lên ngã tư Khuất Duy Tiến hoặc vòng xuống Hà Đông để sang đường".

"Khu vực gần Đại học Hà Nội này có 5-6 điểm xe buýt, cứ tầm sáng với chiều tối đông người qua đường nhất. Không ngày nào không có va chạm, nhẹ thì xước da, xước chân, nặng thì có bà cụ vừa bị tai nạn trước Tết 2021", anh Nguyễn Hoàng Hiệp (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) chia sẻ.

Đại diện Sở GTVT cho biết đã nhận được phản ảnh của người dân tại điểm giao cắt đường Nguyễn Trãi - Lương Thế Vinh và tại điểm giao cắt phố Triều Khúc với đường Nguyễn Trãi có tình trạng học sinh, sinh viên... băng qua đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Sở GTVT đã bố trí điểm quay đầu cho xe và vạch sơn cho người đi bộ qua đường cách phố Triều Khúc về hướng Hà Đông 100m. Khoảng cách từ Triều Khúc đến đường Lương Thế Vinh là 150m, cách đường Lương Thế Vinh 450m về phía ngã tư Khuất Duy Tiến có cầu vượt cho người đi bộ qua đường.

Tuy nhiên, Sở GTVT nhận định do ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ của người dân chưa cao dẫn đến tình trạng băng qua đường gây nguy cơ mất an toàn giao thông cho chính bản thân của người dân và các phương tiện lưu thông.

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT đã báo cáo và được UBND TP Hà Nội chấp thuận đầu tư xây dựng cầu vượt đi bộ, giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.

Hàng nghìn người dân mòn mỏi chờ... một cây cầu vượt đi bộ - Ảnh 3.

Khu vực cổng Trường đại học Hà Nội có lưu lượng xe cộ lớn nhưng người dân vẫn sang đường bất chấp nguy hiểm cho bản thân và các phương tiện giao thông khác do không có cầu vượt cho người đi bộ - Ảnh: H.Q.

Hàng nghìn người dân mòn mỏi chờ... một cây cầu vượt đi bộ - Ảnh 4.

Nhiều bạn trẻ sang đường dù trước mặt là xe ôtô, xe buýt đang chạy nhanh - Ảnh: H.Q.

Hàng nghìn người dân mòn mỏi chờ... một cây cầu vượt đi bộ - Ảnh 5.

Nhiều người già sang đường phải nhờ sự giúp đỡ của các bạn trẻ trước dòng phương tiện lao vun vút trên đường dù biết nguy hiểm - Ảnh: H.Q.

Hàng nghìn người dân mòn mỏi chờ... một cây cầu vượt đi bộ - Ảnh 6.

Nhiều vụ va chạm thường xuyên xảy ra do người đi bộ sang đường - Ảnh: H.Q.

Hàng nghìn người dân mòn mỏi chờ... một cây cầu vượt đi bộ - Ảnh 7.

Hàng dài các bạn sinh viên sang đường, nhất là vào đầu và cuối giờ học - Ảnh: H.Q.

Điều 9 nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Tạm giữ nam thanh niên lái xe máy tông 3 người đi bộ, 2 người chết

TTO - Khi đang lái xe máy trên đường Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), Trác đã tông trúng 3 người đi bộ qua đường làm 2 người chết, 1 người bị thương.

HÀ QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên việc sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ. Sau sáp nhập, biển số xe người dân được cấp như thế nào?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Sau treo thưởng 50 triệu của chủ tịch Cần Thơ, có nhiều hiến kế chống ngập 'độc lạ'

Sau treo thưởng của chủ tịch Cần Thơ, nhiều giải pháp 'độc lạ' để thoát ngập lẫn kiến nghị xử phạt hành vi vứt rác bừa bãi đã được góp ý, hiến kế.

Sau treo thưởng 50 triệu của chủ tịch Cần Thơ, có nhiều hiến kế chống ngập 'độc lạ'

Có nên bỏ hoàn công khi xây dựng nhà?

Liệu có nên bỏ việc hoàn công công trình như một số ý kiến đề xuất?

Có nên bỏ hoàn công khi xây dựng nhà?

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở: Thu tiền sử dụng đất sao cho hợp lý?

Tại một số địa phương, người dân phải đóng tiền sử dụng đất cao khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở: Thu tiền sử dụng đất sao cho hợp lý?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar