27/05/2023 18:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

839 ca COVID-19 mới, thấp nhất trong tháng qua

Trong 24 giờ qua, cả nước có 839 ca COVID-19 mới, là ngày có số ca mắc mới thấp nhất trong hơn một tháng qua.

839 ca COVID-19 mới, thấp nhất trong tháng qua - Ảnh 1.

Biểu đồ theo dõi ca mắc COVID-19 theo ngày của Bộ Y tế - Ảnh: BYT

Ca COVID-19 giảm

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong ngày 27-5 có 839 ca COVID-19 mới, giảm 204 ca so với ngày trước đó; chỉ có 22 ca nặng.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.609.537 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.963 ca nhiễm).

Trong ngày có 198 người được công bố khỏi bệnh, không có ca tử vong.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.206 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Về tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19, ngày 26-5 có 1.349 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 266.406.210 liều.

Sẽ giảm phụ cấp chống dịch 

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ để đưa COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Theo đó, khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B, mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở cũng có sự thay đổi.

Cụ thể, theo quy định hiện nay đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, chế độ phụ cấp của nhân viên y tế phòng chống dịch bệnh là 150.000 đồng/ngày/người. Với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B chế độ phụ cấp là 100.000 đồng/ngày/người.

Như vậy, khi COVID-19 chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, chế độ phụ cấp đối với cán bộ y tế dự phòng sẽ giảm đi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chuyên gia lĩnh vực y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay việc chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và công bố hết dịch sẽ giúp giảm áp lực đã kéo dài nhiều năm cho y tế tuyến cơ sở.

Suốt thời gian qua, y tế tuyến cơ sở đã "dồn lực" để phòng chống dịch COVID-19. Khi công bố hết dịch sẽ giúp các đơn vị củng cố lại công tác khám chữa bệnh thường quy, ổn định chăm sóc sức khỏe người dân.

Đồng thời, các địa phương có thể sử dụng nguồn ngân sách phòng chống dịch để thực hiện các vấn đề an sinh khác.

Việt Nam đang chuẩn bị hồ sơ để công bố hết dịch COVID-19

Trong 24 giờ qua cả nước có 1.043 ca COVID-19 mới, giảm 131 ca so với ngày trước đó, trong đó có 50 ca nặng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar