21/05/2023 09:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

'COVID-19 đã ba năm, hết dịch là phải quá rồi'

"Cô Vít đến ba năm rồi, hết dịch là phải quá rồi" - một cán bộ y tế tham gia chống dịch từ đầu mùa đến nay rất hào hứng nhắn tin cho người viết. Quả thật chưa có dịch nào như COVID-19, đau đớn, nhiều cung bậc và cũng dài như lần này.

Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Theo văn bản mới nhất do Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp ký gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thủ tướng giao Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ để chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch, trình Thủ tướng xem xét quyết định.

Trước đó, đầu tháng 5 này, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới cũng tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu với COVID-19.

Như vậy sau hơn ba năm dịch dài đằng đẵng, dù từ đầu năm 2022 đến nay để thích ứng với dịch và phát triển kinh tế, nhiều yêu cầu chống dịch đã được gỡ bỏ bớt, nhưng COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A nên vẫn còn rất nhiều yêu cầu được đặt ra với người mắc bệnh, cơ sở y tế...

Mới đây nhất, khi dịch quay lại trong tháng 4 vừa qua, yêu cầu cách ly 7 - 10 ngày với người mắc COVID-19 được đặt ra, dù trong điều kiện hiện nay việc này rất khó thực hiện và khó giám sát.

Với người tham gia chống dịch, dù số mắc có lên xuống nhưng nhiều tháng nay đều ở mức thấp hơn nhiều so với trước, tình trạng ca mắc nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo các công việc thường trực chống dịch, ghi nhận/thông báo số mắc mới hằng ngày..., trong khi COVID-19 không còn là bệnh mới và nặng nề như trước.

Bên cạnh đó, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nên theo quy định, sau khi khỏi bệnh xuất viện thì người bệnh phải đăng ký với cơ quan y tế địa phương để được theo dõi, giám sát.

Tất cả điều đó đã được thực hiện quy củ, nghiêm ngặt trong thời gian dịch bệnh nặng nề, thậm chí có trường hợp đã được xuất viện về đến quê nhà ở Nghệ An rồi nhưng phát hiện "tái mắc" (thực tế là hiện tượng còn sót mảnh protein của vi rút đã chết) lại được xe cấp cứu đưa trở lại Hà Nội để cách ly.

Nhưng hiện nay COVID-19 đã trở thành căn bệnh gặp ở tất cả mọi nơi, thống kê cứ 10 người Việt có gần 1,2 người đã mắc bệnh, thực tế con số có thể cao hơn nhiều, những yêu cầu khắt khe rất khó thực hiện được. Khi chuyển COVID-19 sang nhóm B, những việc này sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn.

Và đáng kể nhất, việc chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và công bố hết dịch là để cuộc sống trở lại bình thường sau hơn ba năm dịch.

Lần này sự bình thường không phải để "thích ứng với dịch" mà bình thường thật sự, cũng để cuộc sống hài hòa với mọi nơi; việc du lịch, kinh doanh, sản xuất và đời sống người dân trở về như bình thường.

Khi so sánh các chỉ số gần đây, người ta hay lấy mốc "so với 2019". Vì sao không so với 2022, 2021, thậm chí là 2020? Lấy 2019 bởi đó là năm gần nhất trước dịch, cuộc sống thật sự bình thường.

Phải lấy năm bình thường để so sánh, còn ba năm 2020, 2021, 2022 đều là những năm dịch nhiều bất thường.

Hết dịch, chào mừng những ngày bình thường trở lại, những ngày đã qua thực sự khó quên: ngày cả nước cách ly, muốn ra phố phải xin giấy; ngày ngành y tế cả nước chi viện cho miền Nam, đến bác sĩ sản khoa cũng phải chi viện cho bệnh viện dã chiến; ngày cả xóm gặp nhau ở siêu thị trước ngày cách ly để tích trữ thực phẩm, ngày mai "cách ly chống dịch" rồi... Khó quên, bởi những ngày ấy cũng để chúng ta thêm yêu ngày bình thường.

Ca mắc COVID-19 ngày 20-5 giảm sâu, Việt Nam sắp công bố hết dịch

Số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 20-5 giảm sâu với 1.190 ca, nhưng ghi nhận có 1 ca tử vong tại Tây Ninh. Trong ngày có 302 ca được công bố khỏi bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) từng có công văn cấm dùng chai nước sử dụng một lần, thay thế vào đó là chai thủy tinh đựng nước đun sôi để nguội.

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar