25/09/2023 18:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

30 học sinh ngộ độc sau khi uống nước ngọt không rõ nguồn gốc

Sau khi uống nước ngọt đóng chai không rõ nguồn gốc (nhãn vỏ chai ghi chữ Trung Quốc), 30 học sinh tại xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng bị đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc theo dõi và điều trị cho học sinh nghi bị ngộ độc - Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cao Bằng

Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc theo dõi và điều trị cho học sinh nghi bị ngộ độc - Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cao Bằng

Ngày 25-9, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng thông tin về tình trạng 30 học sinh trên địa bàn bị ngộ độc sau khi uống nước ngọt không rõ nguồn gốc.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, trong hai ngày 21 và 22-9, 30 học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú và trung học cơ sở Cốc Pàng (xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc) xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, được đưa đến Trạm y tế xã Cốc Pàng để khám và điều trị.

Trước đó, các em đã ra cổng trường mua nước ngọt đóng chai dung tích 245ml không rõ nguồn gốc (nhãn vỏ chai có ghi chữ Trung Quốc) về uống. Sau khi uống khoảng 20 phút, các em có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn kèm theo tiêu chảy.

Các em được đưa đến Trạm y tế xã Cốc Pàng để khám và kê đơn điều trị. 23 em sức khỏe đã ổn định, còn 7 học sinh tình trạng nặng hơn được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc để tiếp tục điều trị.

Sau khi sự việc xảy ra, trung tâm y tế huyện phối hợp với trạm y tế khám, điều trị cho các học sinh có biểu hiện nặng. Đồng thời lấy mẫu thực phẩm đi xét nghiệm.

Lực lượng chức năng cũng kiểm tra, thu hồi các sản phẩm có liên quan, tuyên truyền vận động cho người dân, phụ huynh, học sinh không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, ngày 7-9, 25 học sinh của Trường tiểu học Việt Chu, xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng cũng bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn kẹo, uống nước ngọt không rõ nguồn gốc xuất xứ, mua ở cổng trường.

12 học sinh mầm non nghi ngộ độc phải nhập viện cấp cứu

Sau khi rời trường về nhà, nhiều học sinh mầm non có triệu chứng đau bụng, buồn nôn nên được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar