19/10/2017 10:56 GMT+7

Ý đưa lớp 'chống tin giả' vào trường học

Đ.K.L.
Đ.K.L.

TTO - Trước thực trạng tin giả đang tràn lan, chính phủ Ý phối hợp với những trang mạng xã hội tổ chức các lớp 'chống tin giả' cho học sinh trong trường phổ thông.

Ý đưa lớp chống tin giả vào trường học - Ảnh 1.

Các học sinh trung học tại Ý - Ảnh: Livin'Italian

Dự kiến bắt đầu từ 31-10, chương trình sẽ được bắt đầu ở hơn 8.000 trường trung học trên khắp nước Ý.

Laura Boldrini, Chủ tịch Hạ nghị viện và là người giúp chương trình thành hiện thực, nói với New York Times: " rỉ rả đầu độc vào 'món ăn' thông tin trên web và cuối cùng chúng ta bị nhiễm độc mà không hề hay biết. Phải trang bị cho lũ trẻ kỹ năng tự bảo vệ trước những lời dối trá".

Các học sinh sẽ được những nhà báo kỳ cựu từ Đài truyền hình quốc gia Ý, RAI chỉ dẫn cách chống tin giả. Học sinh sẽ được nhận một bảng 'các điều răn' để chống tin giả như: Chớ chia sẻ tin chưa kiểm chứng, Truy nguồn thông tin và bằng chứng, Hãy nhớ rằng mạng và mạng xã hội có thể bóp méo thông tin.

Hồi tháng 5-2017, khi dịch sởi bùng phát, chính phủ Ý đã nỗ lực tăng cường chương trình chích vaccine cho trẻ em. Tuy nhiên, một nhóm nhà hoạt động quá khích đã biểu tình bên ngoài Tòa nhà Quốc hội, phản đối chương trình tiêm vaccine. Đứng đầu nhóm là Beppe Grillo - một blogger có ảnh hưởng - khẳng định việc tiêm vaccine là ý đồ của những hãng dược nhằm 'làm yếu hệ miễn dịch trẻ em".

Tuần rồi, nghị sĩ Gian Marco Centiano, cho biết đã đăng tấm hình với chú thích đây là anh trai của Boldrini và không hiểu sao báo chí không 'khui' vì sao người này có lương 55.000 USD/tháng. Thông tin của ông Centiano được chia sẻ 18.000 lần. Sau đó, ông Centiano khẳng định những thông tin này hoàn toàn bịa đặt và kêu gọi mọi người "Hãy bớt cả tin".

Ông Centiano cho biết tiêm cho học sinh 'sự hoài nghi hợp lý' là điều cần thiết và hi vọng chương trình sẽ thực hiện được.

Phía Facebook tỏ ra sẵn lòng hợp tác. Laura Bononcini, trưởng ban chính sách cộng đồng của Facebook tại Ý, Hi Lạp và Malta, nói rằng: "Giáo dục và truyền thông là một phần quan trọng trong nỗ lực toàn cầu chống tin giả của chúng tôi. Và việc hợp tác với trường hoc là một điểm mấu chốt".

Boldrini cũng nói rằng Facebook đang chạy chương trình để các học sinh hiểu rằng mỗi "like" của họ có thể bị chính trị hóa hoặc mang đi kiếm tiền như thế nào. Facebook dự định sẽ mở rộng chiến dịch này ra khắp châu Âu.

Trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, khủng hoảng người nhập cư... lại sắp bước vào cuộc tổng bầu cử vào năm sau, nước Ý đang đối mặt với nạn tin giả cũng như nhiều thuyết âm mưu.
Đ.K.L.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó trưởng công an phường ở Quảng Ngãi có 'giấu xe' của người dân hơn 6 tháng?

Thông tin thiếu tá Võ Thành Phương, phó trưởng Công an phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi, giấu xe gần 6 tháng gây xôn xao.

Phó trưởng công an phường ở Quảng Ngãi có 'giấu xe' của người dân hơn 6 tháng?

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Báo Chicago Sun-Times, một trong những tờ báo lớn tại Mỹ, bị chỉ trích vì đăng danh sách sách mùa hè có nhiều tựa sách không tồn tại.

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar