23/06/2019 06:10 GMT+7

Xót xa những đứa con 'gồng gánh' ước mơ của mẹ cha

PHẠM THƯ
PHẠM THƯ

TTO - Năm nay là lần giỗ thứ 15 của người bạn cùng trang lứa ở cù lao nơi quê ngoại tôi. Cô chết khi vừa đậu đại học y, trước ngày nhập học không bao lâu, vì đột tử.

Xót xa những đứa con gồng gánh ước mơ của mẹ cha - Ảnh 1.

Ngày đưa tang, chỉ có một người bạn thân học chung những ngày luyện thi đại học đến dự. Cô không có nhiều bạn vì quanh năm suốt tháng chỉ cắm đầu vào việc học, không hề giao lưu với bạn bè nào khác.

Mẹ cô ngồi đó, gương mặt ngơ ngác như còn chưa tin được đó là sự thật. Ba cô thì bình tĩnh đến lạ thường. Ai đến chia buồn ông cũng kể vanh vách số điểm đậu đại học ngành y của con gái, không che giấu được niềm hãnh diện to lớn. Ông nói, để đậu vào ngành y của ngôi trường danh tiếng bậc nhất ấy, mỗi thí sinh phải vượt qua tỉ lệ chọi khủng khiếp.

Nhiều người biết câu chuyện thì lắc đầu tặc lưỡi, thậm chí lên án ông. Họ bảo chính vợ chồng ông đã "giết" con.

Ông là thầy thuốc miệt vườn, bán thuốc tây "chui" vì không có bằng cấp, chỉ học qua lớp y tá khóm ấp hồi mới giải phóng. Vợ ông thì có bằng y sĩ, thỉnh thoảng tiêm thuốc bổ, truyền "nước biển" cho mấy ông bà già trong xóm.

Tôi nhớ, lần nào tới mua thuốc đau nhức dùm ngoại cũng thấy cô bạn ấy ngồi học bài miệt mài, lần nào cũng thế. Nhiều khi bọn tôi tắm sông hay đùa giỡn vang xóm hoặc đuổi bắt nhau chí chóe đến tận cổng nhà cô, cô nhìn ra bằng ánh mắt thèm thuồng. Mấy lần tôi rủ cô ra chơi chung, nhưng chỉ được ít phút là nghe tiếng ba mẹ cô réo gọi, biểu vô nhà lo học đi.

Cô tâm sự với tôi rằng sở dĩ cô không có bạn là vì ba mẹ cô gần như không cho cô đi chơi vì cho rằng như thế dễ hư người, không tập trung học hành được. Ba mẹ cô nói, biết mình không được thông minh, nhanh nhạy thì phải "lấy cần bù bù thông minh", học ngày học đêm mới mong đạt được ý muốn.

Ba cô ngày xưa thi vào ngành y mấy lần đều trượt, mẹ cô cũng mơ ước con gái trở thành bác sĩ. Họ đặt hết kỳ vọng vào cô.

Năm đó tôi đậu đại học ngoại ngữ, còn cô trượt đại học y lần thứ nhất. Năm tôi tốt nghiệp, cô trượt đại học y lần cuối. Năm sau đó, cô thi đậu và mất sau khi có giấy báo nhập học đúng một tuần.

Có người bảo do áp lực căng thẳng suốt bao năm đèn sách, người bảo do cô bị đau tim… nhưng dù lý do gì thì cô bạn ấy cũng đã đi rồi, khi chưa kịp trải nghiệm những niềm vui tuổi trẻ, kể cả những gì lành mạnh nhất.

Tôi có người bạn khá thân, cô mong muốn đứa con duy nhất của vợ chồng cô được đi du học, và "phải đi bằng học bổng cơ!". Bỏ tiền túi đi học thì có gì vẻ vang, chỉ có đi bằng học bổng thì mới vinh dự, đáng để tự hào.

Mà học bổng của trường đại học uy tín ở những nước phát triển thì biết bao nhiêu người muốn có, nên đâu dễ dàng có được. Biết vậy nên cô đầu tư cho con từ bậc tiểu học cho đến nay, khi cậu trai trẻ vừa vào cấp ba.

Cậu phải học thêm rất nhiều môn, và vẫn phải học khi về nhà. Thành tích học tập của cậu luôn ở ngưỡng cao chót vót, vậy mà có khi còn chưa thể làm hài lòng mẹ.

Một người quen của tôi khá thành công trong trong sự nghiệp, anh theo ngành đồ gỗ nội thất từ lúc còn trẻ cho đến nay, khi tóc đã lấm tấm bạc. Anh sở hữu vô số bất động sản, nhiều cơ sở sản xuất và cửa hàng lớn. Gia tài đồ sộ nhất của anh là hai cậu con trai ngoan ngoãn, học giỏi.

Anh ít học, nên không biết nhiều về kiến thức trường lớp, anh chỉ quan tâm đến điểm số. Chỉ cần điểm trung bình môn nào dưới 8 là anh đánh mắng con dữ dội.

Anh nói, cũng là người có sự nghiệp và tiền bạc, nhưng những người ít học như anh bị gọi là "con buôn", trong khi những người học hành cao thì được xã hội gọi là "doanh nhân". Anh muốn con anh phải hơn cha nó, nên nghiêm khắc đến mức chúng phải khiếp sợ.

Việc gửi gắm ước mơ, hi vọng vào con cái thời nào, ở đâu cũng có. Thế nhưng những người trẻ vốn chưa đủ kỹ năng mềm và khả năng gánh vác trọng trách, lại còn phải gánh thêm ước mơ của các bậc phụ huynh, thật sự rất nặng nề mệt mỏi.

Anh bạn bác sĩ công tác tại một bệnh viện chuyên khoa thần kinh trung ương nói hiện nay rất nhiều bạn trẻ gặp phải vấn đề thần kinh do áp lực học tập, thăng tiến. Có nhiều trường hợp phải nhập viện hoặc theo dõi sát vì có ý định tự tử.

Thiết nghĩ, việc định hướng và hun đúc cho con cái là việc làm cần thiết của những bậc làm cha mẹ, nhưng không nên áp đặt tư duy và mong muốn của bản thân lên con trẻ một cách tiêu cực.

Đừng để "ước mơ cha đè nát cuộc đời con" và để lại những tổn thất không đáng có, liệu có khó quá chăng?

Ép con sống theo "quy hoạch"!

TT - Khi phải sống theo cách mà cha mẹ mong muốn, liệu con cái có cảm thấy hạnh phúc?

PHẠM THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Sau khi cân nhắc nhiều phương án, Cục Hàng không đánh giá việc giao chiếc máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không Việt Nam làm giáo cụ là phù hợp.

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar