22/10/2006 07:07 GMT+7

Tự tử vì áp lực học căng thẳng?

TS tâm lý ĐINH PHƯƠNG DUY
TS tâm lý ĐINH PHƯƠNG DUY

TT - Mười năm liền là học sinh giỏi. Năm lớp 9 đoạt giải 3 HS giỏi môn địa lý thành phố. Vậy mà chỉ chưa đầy hai tháng đầu của năm học, Đ.T.K.N. (lớp 11A4 THPT Nguyễn Hữu Cầu, Hóc Môn) đã tìm đến cái chết vì chuyện học...

Phóng to
TT - Mười năm liền là học sinh giỏi. Năm lớp 9 đoạt giải 3 HS giỏi môn địa lý thành phố. Vậy mà chỉ chưa đầy hai tháng đầu của năm học, Đ.T.K.N. (lớp 11A4 THPT Nguyễn Hữu Cầu, Hóc Môn) đã tìm đến cái chết vì chuyện học...

Giọt nước làm tràn ly!

Rất may, N. đã được cứu sống! Tại Bệnh viện Trưng Vương, chúng tôi đã được nghe N. tâm sự về hàng loạt các sự kiện không vui.

“Chỉ còn khoảng ba phút nữa là hết tiết văn, đứa bạn ngồi phía dưới nhờ chỉ làm bài tập toán. Em vừa quay đầu lại, ngay lập tức thầy giáo phát hiện và ghi tên vào sổ đầu bài. Mẹ em đã bị mời lên trường làm việc và em đã bị hạ hạnh kiểm xuống bậc D. 11 năm đi học, lần đầu tiên em bị cú sốc lớn như thế.

Vài ngày sau đó, một chuyện buồn nữa lại đến. Bài giải toán trên bảng của em lúc đầu thầy thừa nhận là không làm theo cách của thầy nhưng giải đúng, dù hơi dài dòng. Tuy nhiên, sau khi em giải thích thì thầy lại cho rằng sai và cho 0 điểm. Uất ức! Nhưng em không biết phải làm sao.

“Thật đáng tiếc khi chúng ta để xảy ra chuyện này. Cha mẹ và thầy cô nhiều khi vẫn còn quen với lối giáo dục áp đặt. Hơn nữa, có lẽ thể chất của em cũng yếu (do một ngày chỉ ngủ được ba giờ) nên cũng khó đủ sức để học tập quá căng thẳng như vậy.

Ở trường thầy la, về nhà bố mắng, cộng với thần kinh không vững vàng sẽ khiến các em cảm thấy như rơi vào tình cảnh không lối thoát, không ai hiểu, thông cảm và chia sẻ, từ đó dẫn đến những ý nghĩ tiêu cực. Đó là hệ quả của áp lực học tập quá nặng nề, của phương pháp giáo dục không phù hợp của gia đình và thầy cô. Người lớn không tin cậy trẻ con, không gần gũi, không hiểu được tâm trạng sẽ rất dễ làm cho các em bị tổn thương và mất niềm tin”.

Năm học mới bắt đầu chỉ vài tuần nhưng em thật sự thấy mệt mỏi và căng thẳng. Ngoài giờ học chính khóa buổi sáng, buổi chiều tụi em còn phải học thêm 12 tiết/tuần. Bài tập thì chất chồng. Nhiều đêm 12g mới ngủ nhưng 3 giờ sáng đã phải thức dậy để làm bài tập. Lớp đã thảo đơn kiến nghị gửi ban giám hiệu (BGH) trường về việc này.

Về nhà em xin ba mẹ cho chuyển trường nhưng ba mẹ không đồng ý.

Giọt nước làm tràn ly diễn ra vào giờ học toán sáng 18-10. Bữa đó, hầu hết học sinh (HS) trong lớp đều chưa hoàn thành bài tập thầy giao, cả lớp thống nhất “ai bị thầy đuổi ra ngoài thì đồng loạt đứng lên xin giúp”. Sự việc diễn ra đúng như dự kiến. Em đã đứng lên và bảo các bạn cùng đứng lên. Thầy đã qui em vào cái tội “sách động HS trong lớp” và đuổi mình ra khỏi lớp. Sợ đứng trước cửa lâu thì lớp sẽ bị ghi tên và trừ điểm thi đua, em lên phòng BGH.

Thầy hiệu phó gọi em vào và hỏi “đã nhận ra lỗi của mình chưa”. Em nói em không có lỗi gì cả. Thầy bảo em khai báo không trung thực. Lúc về, thầy còn dặn: “Em về nhà suy nghĩ lại lỗi của mình. Nếu ngày mai vẫn chưa nhận ra lỗi thì BGH sẽ xử lý theo kiểu chưa biết lỗi!”.

11 năm đi học chưa hề bị vi phạm điều gì, giờ xảy ra sự việc như thế, em nghĩ có thể sẽ bị đuổi học. Về lớp, hỏi đứa bạn bên cạnh “nếu nghỉ học thì sẽ làm gì?”, nó bảo “không thể làm được gì hết”. Em quyết định uống thuốc chuột”.

Quá nhiều áp lực

Trích “đơn kiến nghị” của tập thể HS lớp 11A4 gửi BGH Trường Nguyễn Hữu Cầu:

“Chúng em ký tên dưới đây là tập thể 44 HS của lớp 11A4, kính gửi đến quí thầy cô lá đơn này với những ý kiến và nguyện vọng của mình. Lý do: chúng em chịu quá nhiều áp lực trong học tập, đặc biệt ở hai môn toán và địa… Môn toán: thầy quá thiên về lý thuyết nhưng yêu cầu ứng dụng cao... Tâm lý chung của chúng em vào mỗi đầu giờ toán là: “Không biết mình có bị “xử trảm” hay không?”.

Bài tập thầy cho quá nhiều nhưng thời gian giải quá ngắn. Áp lực đặt ra cho chúng em là những điểm 0 của thầy. Thầy yêu cầu cao trong những bài kiểm tra, đòi hỏi chúng em phải tra cứu nhiều sách tham khảo. Nhưng bài tập sách giáo khoa và đề cương chúng em còn không đáp ứng hết thì thời gian đâu mà nghiên cứu bên ngoài. Và chúng em còn phải học bao nhiêu môn khác nữa...

Sáu tuần lễ đi học nhưng chưa bao giờ chúng em được hưởng một ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa. Môn địa: một tiết 45’ nhưng dường như là cả thiên niên kỷ đối với lớp chúng em, nhất là tiết thực hành… Những câu hỏi của cô thì chỉ mình cô hiểu. Một bài thực hành không hề được hướng dẫn trước nhưng lại lấy điểm. Chúng em tha thiết mong các thầy cô một ngày nào đó đến dự giờ môn địa, tiết thực hành...”.

Ông Phạm Văn Hùng - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu - cho biết đã đọc lá đơn kiến nghị của HS lớp 11A4 và cũng đã làm việc với các giáo viên liên quan đến vụ việc của HS K.N.. Ông cũng đã yêu cầu hai giáo viên (GV) môn toán và môn địa điều chỉnh phương pháp dạy học, chỉ cho bài tập ở mức độ vừa phải. “Sự việc vừa qua là một bài học cho chúng tôi. Nhà trường sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc quản lý GV, theo dõi sát hơn vấn đề giảng dạy của GV. Và chính bản thân GV cũng cần lắng nghe và chia sẻ với HS nhiều hơn” - ông nói.

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Thảo Linh - mẹ của HS Đ.T.K.N., khoảng giữa tháng 9-2006 bà được GV chủ nhiệm mời lên trường làm việc về hai chuyện: đang trong giờ học văn mà con tôi làm việc khác, cãi lời thầy dạy toán. GV chủ nhiệm có yêu cầu bà về nhà giáo dục con phải “nghe theo lời thầy và làm theo lời thầy”.

“Về nhà hỏi chuyện, con tôi nói “bị oan” và xin chuyển trường. Ông xã tôi gạt đi, la rầy cháu, bảo cháu không được hỗn với thầy. Vốn rất thương con, đặc biệt quan tâm đến việc học của con nhưng ông xã tôi nóng tính nên hay lớn tiếng với con. Chuyện nhà trường mời phụ huynh lên làm việc, cháu nó rất sợ ba biết...”.

“Học đến muốn phát khùng”

Con tôi hiện học lớp 8 tăng cường tiếng Anh ở một trường THCS tại quận Phú Nhuận, TP.HCM. Chương trình học hết sức nặng nề, đè nặng lên đôi vai trẻ thơ.

Môn học ôm đồm đủ thứ, chương trình học quá nặng, nên không tránh khỏi nhà trường và giáo viên phải dồn ép các em học sinh “học ngày không đủ, tranh thủ học đêm, học thêm giờ nghỉ”.

Đặc biệt, ngày thứ sáu là “ngày kinh hoàng” nhất với mẹ con tôi. Bởi để chuẩn bị bài cho ngày thứ sáu, tối thứ năm con tôi phải học và làm bài tập đến bảy môn khác nhau. Cụ thể, ngày 19-10 vừa qua (và tất cả các tuần trước đều gần như vậy) con tôi đã phải học đến muốn phát khùng vì bài vở quá nhiều.

Đầu tiên là môn sử. Phải học thuộc lòng bài “Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20” dài hai trang vở, làm sáu bài tập sử. Môn hóa: học thuộc 30 nguyên tố hóa học (phần hóa trị), làm bốn bài tập hóa trong sách bài tập, thêm năm bài luyện tập hóa chương 1. Làm xong chín bài tập này dài gần mười trang vở. Môn toán: làm ba bài tập đại số, học bài hình bình hành, làm thêm hai bài tập khác. Anh văn: ôn unit 1,2,3 chuẩn bị kiểm tra một tiết, xem lại 60 câu bài tập trong đề cương ôn kiểm tra. Lý: học bài áp suất, làm một bài tập vận dụng. Công nghệ: đề cương ôn tập kiểm tra một tiết (10 câu lý thuyết, 10 câu bài tập).

Sau khi đã mệt nhoài với sáu môn kia đến 23g đêm, con tôi bắt đầu nằm lăn ra học môn nhạc, lẩm nhẩm như mê sảng: “la, si, đô, rê, mi, đồ, mi, mi…”.

Không ít lần, đồng hồ chỉ gần 12g đêm con tôi ngủ thiếp trên nền gạch. Trên ngực nó còn úp quyển vở. Tôi gọi con vào phòng ngủ, lòng se thắt vì nó hoảng hốt bảo rằng vẫn còn một môn chưa học xong. Sáng 5g50 đánh thức con dậy để vệ sinh, rồi ăn sáng để kịp 6g30 có mặt ở trường. Buổi trưa, 11g về đến nhà, con tôi vừa ôm tô cơm vừa tiếp tục học bài, hoặc làm bài tập để 12g30 lại tiếp tục đến trường. 17g về đến nhà, tắm rửa, ăn uống xong, nghỉ ngơi chỉ được khoảng một giờ lại lao vào học. Chưa đầy hai tháng vào năm học mới, con tôi đã sụt gần 2kg.

TS tâm lý ĐINH PHƯƠNG DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Với nhiều sinh viên, mùa hè là thời điểm vàng để làm đẹp hồ sơ xin việc (CV), tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar