04/02/2015 07:58 GMT+7

​Xóa nạn “chặt chém”

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TT - Chủ quán ăn tại Vũng Tàu “chặt chém” du khách người Nhật đã phải nhận hình phạt nghiêm khắc.

Quán ăn Hào Long Sơn tại Vũng Tàu

Dù chính quyền thành phố đã xử lý nhanh, mạnh tay với người vi phạm nhưng vụ “chặt chém” này ít nhiều cũng làm tổn thương những nỗ lực của Vũng Tàu trong xây dựng môi trường du lịch thân thiện.

Chặt chém từ lâu đã là vấn nạn của ngành du lịch, trong đó có Vũng Tàu. Nhưng sau bao lần ra quân, xử lý quyết liệt của cơ quan chức năng, tình trạng “cứa cổ” khách du lịch vẫn xảy ra khi có dịp. 

Có thể đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng nỗi rầu này quá lớn, gây khó chịu không chỉ cho du khách và tất cả người chưa từng đi du lịch đến nơi này bởi tiếng dữ luôn lan xa.

Câu chuyện “chặt chém” vẫn còn đó và sẽ thêm nóng khi cả nước sắp bước vào mùa tết, lễ hội. Những khu du lịch, lễ hội có tiếng như Nha Trang, Hạ Long, Đồ Sơn... ứng phó ra sao với nạn “chặt chém”? Có lẽ cách xử lý của TP Vũng Tàu đáng để các địa phương tham khảo.

Nhưng dù cách làm của Vũng Tàu có được mang ra áp dụng triệt để thì đó cũng là phần ngọn, chuyện xấu đã xảy ra, phạt chỉ là giải quyết hậu quả.

Thực tế đã chứng minh các biện pháp xử phạt hành chính hay hình sự cũng chỉ mang tính răn đe ngắn hạn, do vậy cần giải pháp căn cơ hơn chính là dựa vào người dân, trên cơ sở ý thức của người làm dịch vụ du lịch.

Một khi người dân chưa ý thức đầy đủ về vai trò, hình ảnh của mình trong mắt du khách không chỉ là cá nhân với cá nhân mà còn đại diện cho một quốc gia, nạn “chặt chém” còn tái diễn dài dài.

Cũng cần nhắc lại bài học Singapore lấy lại niềm tin của du khách sau vụ du khách VN bị chèn ép khi mua điện thoại.

Những chỉ trích, kêu gọi tẩy chay từ người dân Singapore buộc cửa hàng phải đóng cửa, người nhà chủ tiệm không chịu được sức ép dư luận buộc phải công khai xin lỗi và cầu xin tha thứ.

Lãnh đạo nước này lập tức đề xuất nghiên cứu thay đổi luật để đối phó với tình trạng “chặt chém”, lừa đảo du khách.

Không để nạn “chặt chém” có đất sống, bên cạnh các biện pháp chế tài, việc tuyên truyền để người dân, người làm du lịch hiểu được những lợi ích cộng đồng mà bản thân hưởng được từ hoạt động du lịch lành mạnh là rất cần thiết.

Nhà quản lý cần có những buổi nói chuyện, tiếp xúc gần gũi với người làm dịch vụ du lịch. Qua những cuộc gặp như thế, chính người làm quản lý sẽ đề cao sự đóng góp của người dân với ngành du lịch cũng như nâng cao ý thức cho họ, giúp họ hiểu hơn vai trò đại sứ của mình.

Và quan trọng hơn, để mỗi người làm dịch vụ du lịch hiểu rằng những hành vi chèo kéo, dụ dỗ, “chặt chém” đang làm xấu đi môi trường du lịch và cũng là triệt tiêu “nồi cơm” của cả cộng đồng địa phương. Không dừng lại đó, cũng cần sự chủ động nhập cuộc của hiệp hội, ngành nghề.

Mọi người kinh doanh - thông qua hiệp hội ngành nghề - phải nhắc nhở nhau cách kiếm tiền lương thiện, có tự trọng, lên án để dập tắt từ trứng nước mọi suy nghĩ kiếm tiền kiểu “bốc, hốt”.

Một khi nạn “chặt chém” bị lên án, tẩy chay với sự liên kết, đồng lòng từ chính quyền đến mỗi người dân thì những kẻ “đao phủ” kia mới hết đất sống.

NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar