06/11/2015 16:38 GMT+7

Vừa khóc vừa cười xem Con ma nhà họ Hứa

MINH TRANG
MINH TRANG

TTO - Tối 5-11, tại sân khấu café Bệt (Võ Thị Sáu, Q3), vở kịch dài mới nhất mang tên Con mà nhà họ Hứa có suất diễn đầu tiên làm thỏa lòng người xem.

Cảnh trong vở Con ma nhà họ Hứa - Ảnh: Gia Tiến

Chuyện xảy ra tại gia đình ông Hứa Minh Nhân – một gia đình buôn bán bất động sản nức tiếng giàu có của đất Sài Gòn xưa. Con trai ông là Hứa Minh Trọng kết hôn với Quỳnh - một cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhưng lại chẳng may mắc phải bạo bệnh.

Bực tức vì con trai không chí thú lo chuyện làm ăn, chỉ quanh quẩn lo chăm sóc vợ, ông Minh Nhân nhiều lần chì chiết, nổi nóng vô cớ khiến không khí gia đình thượng lưu này thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi…

Không chịu được sự ghẻ lạnh của gia đình, càng không muốn nhìn thấy cảnh chồng mình ngày ngày bị chèn ép, Quỳnh đã chọn cách tự tử trong chính căn phòng ngủ của mình. Từ đó, tấn bi kịch ẩn sâu của Hứa gia thực sự bắt đầu, nhưng ở đó Quỳnh chỉ là một nhân tố nhỏ đưa đẩy để “hé lộ” một sự thật khủng khiếp phía sau…

Cảnh trong vở Con ma nhà họ Hứa - Ảnh: Gia Tiến

Với dàn diễn viên trẻ đã từng thành công với các vở kịch trước đây của sân khấu Bệt như Minh Phượng, Công Danh, Cao Tiến Thanh Tuấn, Quốc Thịnh, Lương Duyên…; quả thật, trong gần hai tiếng rưỡi của vở diễn, khán giả được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Không chỉ kịch bản, phục trang được chăm chút mà đạo cụ của vở diễn cũng được đầu tư kĩ lưỡng để tái hiện một không khí thanh lịch của người Sài Gòn Xưa...

Con ma nhà họ Hứa (tác giả kịch bản Hoàng Mẫn) đã có buổi diễn phúc khảo trước đó (ngày 3-11) với nhiều lời khen ngợi từ phía đơn vị cấp phép.

Vở sẽ chính thức ra mắt đông đảo công chúng từ ngày 12-11 tại Café Bệt.

Theo chia sẻ của Thiên Kim - nhà sản xuất của vở kịch này, Con ma nhà họ Hứa là “khẩu ngữ dân gian” được người Sài Gòn xưa hay nhắc đến.

“Có nhiều giai thoại xung quanh câu chuyện con ma nhà họ Hứa, trước đây cũng có một bản phim điện ảnh cùng tên nói về câu chuyện li kì này. Bản thân câu “Con ma nhà họ Hứa” cũng trở thành câu nói thông dụng của dân gian mà không thuộc về sở hữu của một tác giả nào. Khi quyết định lấy tên vở kịch là Con mà nhà họ Hứa, ý tưởng của chúng tôi là cảm tác từ "khẩu ngữ" này để xây dựng nên một câu chuyện có nội dung hoàn toàn mới mẻ, vẫn có yếu tố li kì bí ẩn nhưng có thêm những miếng hài vui nhộn và hơn cả là ý nghĩa nhân văn bao trùm, chứ không phải là một vở kịch hù ma, nhát ma khán giả” - Thiên Kim nói.

MINH TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar