17/03/2025 10:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vở kịch tưởng nhớ nghệ sĩ Phùng Há vào bình chọn 50 tác phẩm nổi bật của TP.HCM

Trong danh sách bình chọn 50 tác phẩm nổi bật của TP.HCM có hai tác phẩm sân khấu thuộc bộ phận văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, trong đó có vở kịch tiếng Quảng Đông Tô Ánh Nguyệt tưởng nhớ nghệ sĩ Phùng Há.

Vở kịch tưởng nhớ nghệ sĩ Phùng Há vào bình chọn 50 tác phẩm nổi bật của TP.HCM - Ảnh 1.

Vở kịch tiếng Quảng Đông Tô Ánh Nguyệt tưởng nhớ một nghệ sĩ người Việt - nghệ sĩ Phùng Há - Ảnh: BTC

Ngoài hai tác phẩm Tô Ánh Nguyệt Nghĩa tình năm ấy mùa xuân năm 1968 còn có 8 tác phẩm khác thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong đề cử bình chọn 50 tác phẩm nổi bật hướng tới 50 năm ngày hòa bình, thống nhất đất nước.

Gồm tranh thủy mặc Sông Sài Gòn ngày nay (họa sĩ Trương Hán Minh), các tuyển tập thư pháp Nhật ký trong tù (chủ biên Trần Xuyên), Thực hiện di chúc Bác Hồ 1969 - 2019 (chủ biên Trương Lộ), 40 năm huy hoàng (chủ biên Trần Tiên Minh).

Các quyển sách Học tập tấm gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đoàn kết dân tộc (chủ biên Trần Xanh Pôn), Người Chăm với Bác Hồ (chủ biên Phú Văn Hẳn), Nét đẹp văn hóa cộng đồng của hội quán người Hoa tại TP.HCM (tác giả Lưu Kim Hoa), tuyển tập Việt Nam cẩm tú trong tranh thủy mặc (nghệ sĩ Trương Hán Minh).

Các tác phẩm nhắc nhớ những "nghĩa tình năm ấy", sự đóng góp và một lòng của các cộng đồng dân tộc thiểu số luôn sát cánh cùng chặng đường 50 năm qua của TP.HCM.


Vở ca kịch ghi lại tình quân dân thắm thiết

Vở ca kịch Nghĩa tình năm ấy xuân Mậu Thân 1968 do Đoàn ca kịch Thống Nhất Quảng - Triều (đoàn Triều Châu) dựng.

Lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật theo lời kể của ông Sáu Kiếm - một cựu chiến binh từng công tác trong ngành công an (nguyên mẫu nhân vật Chiến), tác phẩm kể về người lính lạc đơn vị và được một gia đình người Hoa cứu chữa, che chở, không ngại nguy hiểm dẫn đường rời vùng nguy hiểm tìm về đơn vị.

Tác phẩm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số nổi bật của TP.HCM - Ảnh 2.

Vở ca kịch Nghĩa tình năm ấy xuân Mậu Thân năm 1968 có sự góp mặt của các nghệ sĩ Lâm Bửu San, Lưu Bích Hồng, Vương Quế Hoa, Huỳnh Lệ Ngọc, Dương Cẩm Phụng, Lưu Kiếm Minh, Thái Ngọc Lan… - Ảnh: BTC

Nghĩa tình năm ấy xuân Mậu Thân 1968 ghi lại nghĩa tình quân dân, sự đóng góp thầm lặng của đồng bào, trong đó có cộng đồng người Hoa, cho cách mạng, cho TP.HCM.

Để thực hiện vở này, các nghệ sĩ của đoàn phải chuyển ngữ từ kịch bản gốc tiếng Việt sang phương ngôn tiếng Triều Châu.

Vở Tô Ánh Nguyệt tưởng nhớ "cây đại thụ" Phùng Há

Vở kịch tâm lý xã hội này do Đoàn ca kịch Thống Nhất (Quảng Đông) thực hiện, NSƯT Tất Tô Hà chỉ đạo.

Trưởng đoàn Huỳnh Thúy Hà cho biết, tác phẩm để tưởng nhớ cố nghệ sĩ Phùng Há - cây đại thụ của sân khấu cải lương Việt Nam.

Đây là một trong những tác phẩm làm nên sự nghiệp của "cô Bảy" năm xưa.

Bác Hồ trong lòng các cộng đồng dân tộc ở TP.HCM

Tác phẩm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số nổi bật của TP.HCM - Ảnh 3.

Đây là những tác phẩm từng nhận giải cao tại các cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Qua một số tác phẩm nằm trong danh sách đề cử như các quyển sách Học tập tấm gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đoàn kết dân tộc, Người Chăm với Bác Hồ, tập thư pháp Thực hiện di chúc Bác Hồ 1969 - 2019, Nhật ký trong tù..., có thể thấy tình cảm đặc biệt của người dân cộng đồng các dân tộc thiểu số của TP dành cho Bác Hồ.

Ở quyển sách Học tập tấm gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đoàn kết dân tộc (TS Trần Thanh Pôn chủ biên) giới thiệu quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đặc biệt là công tác kêu gọi, thực hiện việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hay quyển sách Người Chăm với Bác Hồ tập hợp những bài viết, những câu chuyện liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ gắn với đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Chăm nói riêng, cũng như những điểm sáng và tấm gương điển hình trong phong trào học tập Bác.

Ông Trương Hán Minh có 3 tác phẩm đề cử

Trong 10 đề cử thì cố họa sĩ Trương Hán Minh có ba tác phẩm thuộc danh sách gồm tranh thủy mặc Sông Sài Gòn ngày nay, tuyển tập Việt Nam cẩm tú trong tranh thủy mặc và tập thư pháp Thực hiện di chúc Bác Hồ 1969 - 2019.

Tác phẩm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số nổi bật của TP.HCM - Ảnh 4.

Tranh thủy mặc Sông Sài Gòn ngày nay - Ảnh: BTC

Năm 2013, ông được công nhận kỷ lục Việt Nam và châu Á là "họa sĩ vẽ tranh thủy mặc có số lượng tranh được bán đấu giá để làm từ thiện nhiều nhất".

Tác phẩm của ông được đánh giá thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, hướng tới các giá trị chân thiện mỹ và cũng là thông điệp để giới trẻ yêu nghệ thuật gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

Ngoài ra, trong danh sách lần này còn có quyển sách Nét đẹp văn hóa cộng đồng của hội quán người Hoa tại TP.HCM tập thư pháp 40 năm huy hoàng.

Mâm vàng Cửu Long, tác phẩm múa đi cùng năm tháng

Có sáu tác phẩm múa nổi bật được đề cử vào bình chọn 50 tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc của TP.HCM trong 50 năm qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar