11/06/2020 17:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Việt Nam lên tiếng về công thư Mỹ bác bỏ yêu sách Biển Đông của Trung Quốc

DUY LINH - MAI THƯƠNG
DUY LINH - MAI THƯƠNG

TTO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cũng như Liên Hiệp Quốc coi trọng các quốc gia đề cao, thúc đẩy và tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Việt Nam lên tiếng về công thư Mỹ bác bỏ yêu sách Biển Đông của Trung Quốc - Ảnh 1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Ảnh: TRUNG HÀ

Trong công thư đề ngày 1-6 gởi lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft đã yêu cầu lưu hành công thư như một văn bản chính thức gởi đến tất cả thành viên LHQ và Hội đồng Bảo an.

Bà Craft nêu rõ công thư là sự đáp lại công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ ngày 12-12-2019.

Trong thư, đại sứ Mỹ nhấn mạnh Washington phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm tuyên bố chủ quyền với bốn nhóm đảo và tự vẽ đường cơ sở thẳng cũng như cái gọi là chủ quyền lịch sử.

"Mỹ yêu cầu Trung Quốc một lần nữa tuân thủ các quy định quốc tế về tuyên bố chủ quyền như đã nêu trong Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), thực thi phán quyết ngày 12-7-2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông và ngừng các hành động khiêu khích trong khu vực", đại sứ Mỹ chốt thư.

Trả lời câu hỏi về công thư này trong cuộc họp báo chiều 11-6, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết "Việt Nam quan tâm đến việc thời gian qua nhiều quốc gia là thành viên LHQ đã lưu hành văn bản, bày tỏ quan điểm về tình hình Biển Đông".

"Việc lưu hành văn bản, bày tỏ quan điểm là một phương thức thường làm của các quốc gia thành viên LHQ. Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông bao gồm cả về chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp trên biển là rõ ràng nhất quán và đã được nói rõ nhiều lần.

Một lần nữa Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền lợi hợp pháp đối với các vùng biển Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS 1982.

Cộng đồng quốc tế cũng như LHQ coi trọng các quốc gia thành viên có quan điểm đề cao, thúc đẩy và tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982", bà Thu Hằng khẳng định.

Trong thời gian qua, ngoài Mỹ, các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Việt Nam đã gởi công hàm lên LHQ phản đối các công hàm sai trái của Trung Quốc về Biển Đông.

Các quan chức Trung Quốc đã phản ứng công thư ngày 1-6 của Mỹ và cho rằng Washington không có quyền lên tiếng vì chưa phê chuẩn UNCLOS 1982, song lại quên mất họ đã là một bên phê chuẩn nhưng lại nhiều lần vi phạm.

Mỹ gửi công hàm về Biển Đông lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc nói 'vô căn cứ'

TTO - Bắc Kinh phản pháo rằng Mỹ không phải là một bên ở Biển Đông và chưa là thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Trong khi đó, dù là thành viên UNCLOS 1982, Trung Quốc liên tục vi phạm công ước này.

DUY LINH - MAI THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Tàu hàng trúng đòn tập kích trên Biển Đỏ, bốc cháy

Thủy thủ đoàn của một tàu chở hàng do Hy Lạp vận hành đã buộc phải rời bỏ tàu sau khi bị tấn công bằng súng, done trên biển và tên lửa ở Biển Đỏ vào ngày 6-7.

Tàu hàng trúng đòn tập kích trên Biển Đỏ, bốc cháy

Hơn 330 người bị thương, 2 người chết do bão bất thường ở Đài Loan

Cơn bão Danas đổ bộ vào khu vực đông dân ở phía tây Đài Loan với gió mạnh kỷ lục và mưa lớn gây thiệt hại về hạ tầng và thương vong.

Hơn 330 người bị thương, 2 người chết do bão bất thường ở Đài Loan

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?

Đây là câu hỏi gây chấn động đang được đặt ra giữa làn sóng tranh cãi về quyền công dân theo những chính sách mới.

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar