03/07/2025 16:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Lời khẳng định được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra, khi được hỏi về hoạt động khảo sát trái phép của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biển Đông - Ảnh 1.

Tàu cảnh sát biển Việt Nam trong hoạt động diễn tập trên Biển Đông - Ảnh: Bộ Quốc phòng

"Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà không được phép của Việt Nam đều vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam", người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh tại họp báo thường kỳ chiều 3-7.

Trước đó, đại diện Bộ Ngoại giao nhận được đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

"Các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam", bà Hằng nói thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước các hoạt động không xin phép của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS 1982, trong đó Việt Nam phê chuẩn công ước vào năm 1994.

Là quốc gia ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260km và là thành viên của UNCLOS, Việt Nam có đầy đủ các quyền và tuân thủ các nghĩa vụ được quy định của công ước. Trong đó vùng biển Việt Nam được xác định gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Ngày 17-7-2024 (giờ Mỹ, rạng sáng 18-7 giờ Việt Nam), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).

Tàu Viện sĩ Oparin thu thập được hàng ngàn mẫu vật ở Biển Đông

Chuyến khảo sát lần thứ 9 tại Biển Đông của tàu Viện sĩ Oparin (Nga) đã thu thập được hàng ngàn mẫu vật và nhiều kết quả nghiên cứu đa dạng sinh học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar