11/07/2025 18:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tiếng Anh có phải là ngôn ngữ chính thức của Liberia?

Ngày 9-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khen Tổng thống Liberia nói tiếng Anh "rất hay" khiến dư luận thắc mắc: chẳng phải tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Liberia hay sao?

Liberia - Ảnh 1.

Tổng thống Trump phát biểu trong bữa tiệc với các nhà lãnh đạo châu Phi, trong đó có Tổng thống Liberia Joseph Nyuma Boakai tại Nhà Trắng ngày 9-7 - Ảnh: REUTERS

Trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Phi ngày 9-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến dư luận chú ý khi khen ngợi Tổng thống Liberia, ông Joseph Boakai, về khả năng nói tiếng Anh trôi chảy:

"Tiếng Anh hay quá. Ngài học ở đâu mà nói tiếng Anh hay như vậy, ở Liberia sao? Thật thú vị. Tiếng Anh của ngài rất hay. Có người ở bàn này còn không nói được hay như vậy".

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh ngay lập tức gây ra nhiều ý kiến trái chiều, đồng thời khiến nhiều người tò mò về ngôn ngữ chính thức của quốc gia này.

Tuy nhiên, theo trang kiểm chứng PolitiFact, tiếng Anh chính là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Nhìn từ lịch sử

Theo PolitiFact, Liberia được thành lập vào những năm 1820 như một phần của phong trào “thực dân hóa” do Mỹ khởi xướng, với mục tiêu đưa người Mỹ gốc Phi tự do trở về châu Phi thay vì tiếp tục đấu tranh cho bình đẳng và xóa bỏ chế độ nô lệ tại Mỹ.

Phong trào này bắt nguồn từ lo ngại của nhiều người Mỹ da trắng, trong đó có cả Tổng thống James Madison, trước làn sóng người da đen được trả tự do ngày càng tăng. 

Một số người cho rằng người da đen “không thể hòa nhập”, trong khi những người khác sợ rằng người da đen tự do có thể kích động nô lệ nổi dậy hoặc bỏ trốn về phương Bắc.

Năm 1816, các nhân vật quyền lực da trắng thành lập Hội Thực dân hóa Mỹ (American Colonization Society) nhằm thực hiện kế hoạch đưa người da đen tự do trở lại châu Phi.

Phong trào này nhận được sự ủng hộ từ cả hai phía đối lập: những người chủ nô muốn củng cố hệ thống nô lệ bằng cách loại bỏ người da đen tự do, trong khi các nhà bãi nô xem đây là cách giải phóng mà không cần tiến tới hội nhập chủng tộc.

Bên cạnh đó, một bộ phận người Mỹ gốc Phi cũng ủng hộ ý tưởng này, coi đó là cơ hội thoát khỏi phân biệt chủng tộc và bắt đầu cuộc sống mới trên chính lục địa tổ tiên.

Sự thành lập Liberia

Năm 1820, chuyến tàu đầu tiên của Hội Thực dân hóa Mỹ đưa khoảng 90 người Mỹ gốc Phi đến đảo Sherbro (nay thuộc Sierra Leone), nhưng phần lớn đã thiệt mạng vì bệnh tật.

Đến năm 1822, nhóm định cư quay trở lại và bắt đầu xây dựng một cộng đồng mới. Năm 1824, vùng định cư này được đặt tên là Liberia - bắt nguồn từ chữ "liberty" (tự do). 

Thủ đô của Liberia được gọi là Monrovia để vinh danh Tổng thống James Monroe - một trong những người ủng hộ mạnh mẽ phong trào này.

Tuy vậy, theo nhà sử học Nicholas Guyatt, trong suốt bốn thập kỷ trước Nội chiến Mỹ, chỉ khoảng 10.000 người Mỹ gốc Phi thực sự di cư sang Liberia. 

Ngoài ra, Liberia còn tiếp nhận hàng nghìn người châu Phi được Hải quân Mỹ giải cứu khỏi các tàu buôn nô lệ bất hợp pháp.

Năm 1847, Liberia chính thức tuyên bố độc lập, chấm dứt sự kiểm soát của Hội Thực dân hóa. Đến cuối thế kỷ 19, quốc gia này có khoảng 15.000 người Mỹ gốc Phi, 300 người gốc Caribê, và 6.000 người châu Phi được giải cứu khỏi tàu nô lệ định cư tại đây.

Hậu duệ của họ, được gọi là người Mỹ-Liberia (Americo-Liberians), chỉ chiếm khoảng 5% dân số nhưng nắm toàn bộ quyền lực chính trị trong nhiều thập kỷ. 

Người Liberia bản địa mãi đến năm 1904 mới được công nhận là công dân, và phải đợi đến năm 1946 mới có quyền bầu cử.

Chế độ do người Mỹ-Liberia kiểm soát sụp đổ sau cuộc đảo chính đẫm máu năm 1980, do các binh sĩ bản địa tiến hành. Sau nhiều năm hỗn loạn và nội chiến, hòa bình mới được lập lại vào năm 2003.

Liberia - Ảnh 2.

Tổng thống Liberia Joseph Boakai - Ảnh: REUTERS

Hiện nay, Liberia là một nước cộng hòa dân chủ do Tổng thống Joseph Boakai lãnh đạo. Ông là người dân tộc Kissi, nói thông thạo tiếng Kissi, tiếng Mendi và tiếng Anh.

Dù tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính thức, hơn 20 ngôn ngữ bản địa vẫn được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, phản ánh sự đa dạng và phong phú của di sản ngôn ngữ Liberia.

Đáng chú ý, quốc kỳ Liberia - ra đời năm 1827 - mang đậm ảnh hưởng của lá cờ Mỹ, như một biểu tượng rõ nét cho mối liên hệ lịch sử phức tạp giữa hai quốc gia.

Liberia - Ảnh 3.

Người dân cầm cờ Liberia - Ảnh: REUTERS

Anh trả quần đảo Chagos cho Mauritius sau hơn nửa thế kỷ

Anh quyết định trao trả quần đảo Chagos cho Mauritius, tuy nhiên nước này tuyên bố vẫn giữ quyền kiểm soát căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Obama làm việc thay ông Biden tại Nhà Trắng suốt 310 ngày năm 2024?

Thông tin lan truyền trên mạng nói ông Obama vẫn làm việc 310 ngày tại Nhà Trắng năm 2024 dù đã rời nhiệm sở từ năm 2017.

Ông Obama làm việc thay ông Biden tại Nhà Trắng suốt 310 ngày năm 2024?

Công an Thanh Hóa: Clip ‘cảnh sát giao thông dừng xe tang, bé gái chui ra từ quan tài’ sai sự thật

Ngày 12-7, Công an tỉnh Thanh Hóa khẳng định clip lan truyền trên mạng xã hội vừa qua với nội dung ‘cảnh sát giao thông dừng xe tang, bé gái chui ra từ quan tài’ là sai sự thật. Công an tỉnh này đang tiếp tục xác minh vụ việc để xử lý.

Công an Thanh Hóa: Clip ‘cảnh sát giao thông dừng xe tang, bé gái chui ra từ quan tài’ sai sự thật

Thực hư vụ ‘thùng giấy đầy tiền’ bị gán cho cựu bộ trưởng Hàn Quốc

Mạng xã hội lan truyền hình ảnh thùng các tông đầy tiền được cho là tìm thấy tại dinh cựu bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc Lee Sang Min.

Thực hư vụ ‘thùng giấy đầy tiền’ bị gán cho cựu bộ trưởng Hàn Quốc

Thông tin sai lệch nói bà Michelle Obama là đàn ông lại xuất hiện

Hơn 8 năm sau khi ông Obama rời nhiệm sở, tin đồn sai lệch về giới tính của bà Michelle Obama vẫn tiếp tục lan truyền trên mạng.

Thông tin sai lệch nói bà Michelle Obama là đàn ông lại xuất hiện

Sự thật về hình ảnh cảm động của người cha mắc hội chứng Down và con trai

Mạng xã hội lan truyền hình ảnh xúc động về người cha bị Down và cậu con trai trong hai giai đoạn từ nhỏ đến lúc trưởng thành.

Sự thật về hình ảnh cảm động của người cha mắc hội chứng Down và con trai

Tesla không cung cấp được tính năng tự lái hoàn toàn, phải hoàn tiền cho khách

Một khách mua xe Tesla đã thắng kiện, buộc hãng phải hoàn trả 10.000 USD vì tên gọi gói hỗ trợ gây hiểu lầm là "Tự lái hoàn toàn".

Tesla không cung cấp được tính năng tự lái hoàn toàn, phải hoàn tiền cho khách
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar