21/04/2020 08:10 GMT+7

Vi phạm luật pháp và xói mòn lòng tin

CARL THAYER (giáo sư danh dự, ĐH New South Wales) - NHẬT ĐĂNG ghi
CARL THAYER (giáo sư danh dự, ĐH New South Wales) - NHẬT ĐĂNG ghi

TTO - Tuần trước Trung Quốc công bố việc phê chuẩn hai "đơn vị hành chính" mới đặt tên là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" trên Biển Đông, trực thuộc cái gọi là chính quyền "thành phố Tam Sa".

Tây Sa có trụ sở ở đảo Phú Lâm, được cho sẽ "quản lý" quần đảo Hoàng Sa và bãi Macclesfield, trong khi Nam Sa trụ sở ở đá Chữ Thập, "quản lý" quần đảo Trường Sa.

Việc Trung Quốc tạo thêm hai "đơn vị hành chính" quản lý ở Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) là hành động khiêu khích, bất tuân luật pháp quốc tế, là việc làm vi phạm 

Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và làm suy yếu nghiêm trọng các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối với vấn đề tiến tới một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ràng buộc về mặt pháp lý.

Trung Quốc cụ thể đã có những cái sai như sau:

Đầu tiên, hành động của Trung Quốc là sự khiêu khích bởi nó đi ngược lại tinh thần một văn kiện giữa Việt Nam và Trung Quốc về Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, vốn được lãnh đạo Đảng của hai bên nhất trí tháng 10-2011. 

Hành động của Trung Quốc sẽ làm xói mòn niềm tin giữa hai nước, vì nó liên tục vi phạm những cam kết của Bắc Kinh rằng họ sẽ giải quyết tranh chấp trong hòa bình, thông qua đối thoại với các nước có sự quan tâm trực tiếp.

Thứ hai, hành động của Trung Quốc là phi pháp đặt dưới luật pháp quốc tế. Trung Quốc kiểm soát Hoàng Sa thông qua xâm lược và thôn tính vào tháng 1-1974. Luật pháp quốc tế không công nhận chủ quyền có được thông qua sự xâm chiếm.

Thứ ba, Trung Quốc và ASEAN đã thống nhất về DOC năm 2002. Điều 5 của DOC nêu: "Các bên cam kết tự kiềm chế trong các hoạt động vốn sẽ làm phức tạp tình hình, leo thang căng thẳng và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định...". 

Hành động đơn phương của Trung Quốc đã làm tình hình phức tạp một cách nghiêm trọng đối với tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc sẽ ra những quy định và chỉ thị vốn sẽ ảnh hưởng lớn tới chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Thứ tư, văn bản đàm phán về COC không xác định khu vực nào ở Biển Đông mà COC sẽ bao phủ. Tuyên bố của Trung Quốc về "đơn vị hành chính" mới ở Trường Sa là một động thái phủ đầu nhằm đẩy lùi tuyên bố chủ quyền của Việt Nam cũng như Philippines.

Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam phải tiếp tục phản đối Trung Quốc trước mọi hành động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Rất cần thiết trong việc cung cấp một dấu vết hợp pháp trên giấy trắng mực đen để chứng minh tính nhất quán về quan điểm chủ quyền trong một khoảng thời gian dài. 

Việt Nam sẽ cần có sự ủng hộ của các quốc gia khác có yêu sách ở Biển Đông và Indonesia, đồng thời hi vọng, dù không chắc, là tất cả các quốc gia thành viên ASEAN khác sẽ có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc.

Trung Quốc ngang ngược lập chính quyền quản lý Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

TTO - Trụ sở của cái gọi là "huyện đảo Tây Sa" đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, của cái gọi là "Nam Sa" đặt tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Cả hai quần đảo thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.

CARL THAYER (giáo sư danh dự, ĐH New South Wales) - NHẬT ĐĂNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar