04/03/2025 13:57 GMT+7

Uống thuốc ‘7 ngày giảm 7kg’ mua trên TikTok, cô gái trẻ bất tỉnh, tổn thương não

Muốn giảm cân, cô gái trẻ 21 tuổi (ở Hà Nội) tìm mua thuốc giảm cân được quảng cáo 7 ngày giảm 7kg trên TikTok và sử dụng, sau đó phải nhập viện trong tình trạng tổn thương não do nhiễm độc.

Uống thuốc ‘7 ngày giảm 7kg’ mua trên Tiktok, cô gái trẻ bất tỉnh, tổn thương não - Ảnh 1.

Loại thuốc giảm cân mà bệnh nhân sử dụng trước khi nhập viện - Ảnh: BVCC

Nguy kịch vì thuốc "7 ngày giảm 7kg"

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân tiền sử khỏe mạnh và khoảng một tháng gần đây có sử dụng một loại sản phẩm uống mua trên mạng xã hội để giảm cân

Thông tin để khẳng định là thuốc hay là thực phẩm chức năng không rõ vì hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài và khó thể kiểm chứng.

Đến chiếu 21-2, cô gái vẫn nói chuyện bình thường nhưng đến khoảng 19h30, gia đình phát hiện bệnh nhân trong trạng thái bất tỉnh, gọi hỏi không đáp ứng.

Người nhà đưa bệnh nhân đến bệnh viện tư để cấp cứu. Kết quả chụp MRI cho thấy não bệnh nhân có hình ảnh tổn thương vùng đồi thị hai bên. Gia đình xin chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bạch Mai để được tiếp tục điều trị.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Chống độc gửi mẫu thuốc bệnh nhân uống cho Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong thuốc giảm cân có thành phần sibutramin.

Nữ bệnh nhân cho biết cô mua thuốc giảm cân này trên TikTok, đã uống liên tục được hơn 1 tháng, với liều lượng mỗi ngày 1 viên. 

Sau thời gian uống thuốc và nhịn ăn, bệnh nhân giảm được 4-5kg. Đặc biệt, cô gái trẻ cũng không thấy có biểu hiện mệt mỏi, lo lắng, hồi hộp, run chân tay, trống ngực sau khi uống thuốc.

Theo quan sát, lọ thuốc giảm cân của bệnh nhân sử dụng có chữ tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt. Trên lọ thuốc có nội dung "7 ngày giảm 7kg" bằng tiếng Anh. Do sản phẩm không có gì đảm bảo nên không thể chắc chắn mọi thông tin trên nhãn mác hay quảng cáo khi mua.

Chất độc tiềm ẩn trong thuốc giảm cân trôi nổi

Chia sẻ về trường hợp này, TS Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết sibutramin trước đây là một thuốc dùng đường uống để điều trị béo phì. 

Tuy nhiên qua quá trình sử dụng tại nhiều nước đã có các báo cáo về những trường hợp ngộ độc khi sử dụng thuốc này để giảm cân, bao gồm các trường hợp nặng và tử vong.

Đã có nghiên cứu lớn chính thức cho thấy khi dùng thuốc này, tác hại, nguy cơ nhiều hơn so với lợi ích có thể mang lại. Đặc biệt, thuốc làm tăng nguy cơ các tai biến về đột quỵ và bệnh lý tim mạch. Do vậy tại Mỹ, châu Âu đã ngừng sử dụng làm thuốc giảm cân.

Tại Việt Nam, từ năm 2010 Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu sibutramin.

"Tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng đã từng tiếp nhận các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm chức năng, các loại cà phê giảm cân... do có chứa sibutramin.

Đã có bệnh nhân bị hôn mê, co giật, tổn thương não. Trung tâm Chống độc từng có các thông báo tới các cơ quan chức năng và chia sẻ khuyến cáo với cộng đồng về vấn đề này. Sibutramin là chất có nguy cơ độc tính rất cao, cấu trúc phân tử của sibutramin giống với ma túy amphetamine. Rõ ràng đây là chất nguy hiểm", bác sĩ Nguyên chia sẻ.

Ngoài ra Trung tâm Chống độc còn từng tiếp nhận các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm chức năng giảm cân có chứa nhiều chất khác như phenolphthalein, caffeine liều rất cao, synephrine,…

Bác sĩ Nguyên chỉ rõ các thực phẩm chức năng quảng cáo để giảm cân thường chứa rất nhiều chất và chia thành các nhóm như các chất kích thích, các chất cấm như sibutramine, caffeine, thậm chí bột từ tuyến giáp động vật… 

Cơ chế hoạt động bắt các cơ quan nội tạng của cơ thể, đặc biệt là tim mạch, đốt cháy mỡ, tiêu thụ năng lượng mà không phải tăng vận động về thể lực. Điều này là phản khoa học và rất nguy hiểm, gây biến cố với tim mạch, não…

Các chất gây chán ăn, ví dụ phenylpropanolamine (trong số các chất này cũng có nhiều chất có rủi ro và độc tính cao).

Cuối cùng là các chất độn để khi uống vào nở ra trong đường tiêu hóa tạo cảm giác no. Hầu hết các sản phẩm này đều không công bố hay ghi rõ thành phần các chất này trên nhãn mác, thường quảng cáo với lời lẽ quá mức, không có kiểm soát.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, để giảm cân, người dân nên đi khám hoặc có lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ hướng dẫn, đánh giá tình trạng và biện pháp cụ thể với từng người.

Cách thức phổ biến và an toàn nhất vẫn là điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường vận động thể lực.

Suy gan, thận vì muốn 'giảm cân thần tốc' mà ngại luyện tập, điều chỉnh ăn uống

Đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng, nhất là dịp sau Tết, nhiều nơi tung ra các sản phẩm, liệu trình điều trị giảm cân gắn mác “thần tốc”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar