08/02/2021 20:48 GMT+7

Uống rượu vang có thể ngừa COVID-19?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Tổ chức Y tế thế giới nhắc lại uống rượu không giết được virus cũng như không có tác dụng khử trùng miệng và cổ họng.

Uống rượu vang có thể ngừa COVID-19? - Ảnh 1.

GS di truyền học Axel Kahn được tiêm chủng vắc xin COVID-19 ngày 6-1-2021 - Ảnh: TWITTER

Ngày 2-2, trang web Vitisphère ở Pháp (chuyên quảng bá rượu) đã đăng bài viết với đầu đề "Nghiên cứu mới xác nhận rượu vang bảo vệ chống lại COVID-19".

Tiêu đề mơ hồ dẫn đến suy luận vô lý

Theo bài viết này, các nhà khoa học ở Đại học Y khoa Đài Loan đã thử nghiệm trong ống nghiệm và nhận thấy chất tanin (thuộc hợp chất polyphenol) trong nho và rượu vang có thể phá vỡ cách thức virus SARS-CoV-2 sao chép và lây lan.

Chất tanin ức chế hiệu quả hai enzym chính của SARS-CoV-2, khiến virus không thể xâm nhập vào mô tế bào.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí American Journal of Cancer Research tháng 12-2020.

Trang web khoa học Futura (Pháp) khẳng định từ nghiên cứu này, nếu diễn dịch "rượu vang bảo vệ chống lại COVID-19" thì đúng là thông tin sai lệch và nguy hiểm.

Đầu tiên, cần minh định một công trình nghiên cứu duy nhất không thể xác nhận bất kỳ giả thuyết nào mà phải có nhiều thử nghiệm thiết lập cơ sở bằng chứng khoa học.

Kế đến, tiêu đề bài viết nêu trên rất mơ hồ: Bảo vệ chống lại COVID-19 là gì, bảo vệ khỏi bị nhiễm hay bảo vệ khỏi mắc dạng bệnh COVID-19 nghiêm trọng? Uống bao nhiêu rượu vang mới bảo vệ được? Bảo vệ cho thành phần dân số nào, già trẻ bé lớn?

Thật ra nghiên cứu về chất tanin chỉ là nuôi cấy tế bào trong ống nghiệm chứ chưa qua thử nghiệm lâm sàng. Trên thực tế, từ nghiên cứu cơ bản đến thực nghiệm có khi kết quả rất khác xa nhau.

Trang web Futura còn lưu ý cấu trúc của một loại thực phẩm nào đó rất phức tạp và tương tác với rất nhiều phân tử khác. Do đó, không thể so sánh với liều lượng dùng trong thí nghiệm trong ống nghiệm.

Uống rượu vang có thể ngừa COVID-19? - Ảnh 2.

Rượu vang không có tác dụng bảo vệ chống lại COVID-19 - Ảnh: journaldemontreal.com

Rượu mở đường cho virus dễ xâm nhập hơn

GS di truyền học Axel Kahn - chủ tịch Hiệp hội Chống ung thư quốc gia Pháp - sau đó nhấn mạnh: "Nghiên cứu này chẳng chứng minh được gì cả".

Rượu là thức uống nguy hiểm trong mùa dịch vì bốn lý do sau đây:

* Rượu làm tăng số lượng thụ thể ACE2 vốn là các mục tiêu được virus SARS-CoV-2 thích bám lấy để xâm nhập vào tế bào chúng ta.

* Uống rượu kích thích các phản ứng miễn dịch viêm làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng.

* Rượu vang, rượu rum hoặc bia đều làm giảm phản ứng của kháng thể, từ đó góp phần phát triển các chứng bệnh như béo phì, tiểu đường.

* Uống rượu quá mức làm thay đổi hành vi khiến chúng ta coi thường các biện pháp giãn cách xã hội, từ đó tạo điều kiện cho virus lây nhiễm nhanh hơn.

Ngày 5-2, trang web Vitisphère cho biết đã sửa lại tít bài viết để nhấn mạnh đây chỉ là kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm liên quan đến một phân tử trong rượu vang mà thôi.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát thông báo nhắc lại trong mọi trường hợp, uống rượu sẽ không giết được virus hít trong không khí, rượu không khử trùng miệng và cổ họng cũng như hoàn toàn không bảo vệ chống lại COVID-19.

Uống rượu vang có thể ngừa COVID-19? - Ảnh 3.

Mô hình phân tử protein S của virus SARS-CoV-2 (màu đỏ) liên kết với thụ thể ACE 2 (màu xanh) trên tế bào con người - Ảnh: clinicalomics.com

Thông tin sai về dịch bệnh COVID-19, hàng loạt tài khoản Facebook bị xử phạt

TTO - Bốn cá nhân tại Hà Nội đã bị xử phạt mỗi người 7,5 triệu đồng vì đăng tải nội dung sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội Facebook.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar