06/01/2021 14:55 GMT+7

Thuốc trị chấy, ghẻ có thể giảm nguy cơ tử vong do COVID-19?

MINH HẢI (theo NYPost)
MINH HẢI (theo NYPost)

TTO - Hiệu quả của thuốc trị chấy đối với bệnh nhân mắc COVID-19 đang gây tranh cãi trong giới khoa học. Một số nhà nghiên cứu rất tin tưởng vào tác dụng của nó trong khi những người khác lại tỏ ra hoài nghi về hiệu quả thực sự.

Thuốc trị chấy, ghẻ có thể giảm nguy cơ tử vong do COVID-19? - Ảnh 1.

Ivermectina vốn là loại thuốc đặc trị chấy và ghẻ - Ảnh: AFP

Theo NYPost, một nhóm các nhà khoa học tuyên bố loại thuốc Ivermectin với tác dụng chính là trị chấy có thể giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân COVID-19 đến 80%.

Tiến sĩ Andrew Hill, nhà virus học từ Đại học Liverpool (Anh) - người đứng sau nghiên cứu, tin tưởng loại thuốc có giá chưa tới 20 USD này có thể "thay đổi cục diện" cuộc chiến chống lại COVID-19.

Ivermectina được điều chế lần đầu vào những năm 1970 và nhanh chóng trở thành một loại thuốc hữu hiệu trong điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như chấy và ghẻ. Loại thuốc này được cấp phép lưu hành ở Anh, Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Cho đến năm 2020, trong cuộc đua tìm cách đẩy lùi đại dịch, 11 thử nghiệm liên quan đến loại thuốc trị chấy này do Tổ chức Y tế thế giới ủy quyền và được các nhà khoa học thực hiện ở nhiều nước, chủ yếu ở Ai Cập, Argentina và Bangladesh.

Họ thử nghiệm áp dụng Ivermectin vào phác đồ điều trị trên 1.400 bệnh nhân COVID-19 và ngạc nhiên khi thấy chỉ có 8 bệnh nhân trong số 573 người dùng thuốc đã chết, so với 44 trong số 510 người được dùng các loại thuốc khác.

Các nhà khoa học tin rằng thuốc này có thể làm tê liệt virus corona và "áp đảo hệ thống thần kinh của nó" để ngăn virus tái tạo. Thời gian đào thải virus ra khỏi cơ thể khi dùng ivermectina cũng nhanh hơn, trung bình 5 ngày so với 10 ngày khi dùng các loại thuốc khác.

Nhưng các nhà khoa học khác trên khắp thế giới lại đang tỏ ra nghi ngờ về phát hiện này, nói rằng sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu nữa trước khi nó có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tiềm năng.

Họ chỉ ra các loại thuốc khác, chẳng hạn như hydroxychloroquine và tocilizumab, cho thấy nhiều hứa hẹn trong các thử nghiệm trước đây nhưng cuối cùng lại không có lợi ích gì.

Giáo sư y khoa Andrew McLachlan tại Đại học Sydney (Australia), cho biết trong nhiều tháng qua loại thuốc trị chấy này đã gây nên những sự tranh cãi trong cộng đồng khoa học. Cho đến tận tháng 8-2020 vẫn không có kết luận chính thức được công nhận nào về hiệu quả của loại thuốc này.

Giới khoa học thế giới cho rằng 11 nghiên cứu trên tổng số 1.400 bệnh nhân là con số quá nhỏ so với lượng người mắc COVID-19 hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu nhỏ, phác đồ điều trị có lượng thuốc ivermectina không nhất quán (tương đối thấp) và thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác khiến nhiều nhà khoa học không thực sự chắc chắn.

Họ không thể khẳng định về việc liệu phương pháp điều trị bằng ivermectin có an toàn và hiệu quả trong việc giải quyết coronavirus hay không hay chỉ là một "nghiên cứu mang tính lợi nhuận mà bất chấp những rủi ro khác".

Nhiều nhà chuyên môn lo ngại nó có thể đi vào con đường cũ của thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine, từng được Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là "kẻ thay đổi cuộc chơi" trước đây.

'4 người bị giật méo miệng sau tiêm vắc xin COVID-19', sự thật là gì?

TTO - Nhiều người dùng Facebook chia sẻ một tài liệu của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), theo đó nói có 4 tình nguyện viên bị liệt mặt sau tiêm thử vắc xin COVID-19, kèm hình ảnh 'nạn nhân'. Sự thật thế nào?

MINH HẢI (theo NYPost)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

Một số ý kiến cho rằng 4/5 người con của tổng thống Mỹ có thể bị trục xuất, nếu sắc lệnh hành pháp hủy quyền quốc tịch theo nơi sinh được thực thi.

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Video lan truyền trên mạng được cho là ghi lại khung cảnh "chợ bán hổ" tại Bagerhat, Bangladesh, nơi người dân xếp hàng bán hổ Bengal.

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Ông Trump có đe dọa 'phá hủy' Triều Tiên nếu can dự căng thẳng Trung Đông không?

Mạng xã hội loan tin ông Trump dọa "phá hủy" Triều Tiên nếu nước này can dự vào xung đột Trung Đông. Thông tin này có đúng không?

Ông Trump có đe dọa 'phá hủy' Triều Tiên nếu can dự căng thẳng Trung Đông không?

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Sau khi Campuchia thông báo ngừng nhập xăng từ Thái Lan, trên mạng loan tin Singapore cũng từ chối bán dầu cho Campuchia.

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar