27/07/2025 16:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đừng tin chuyện gia vị chữa được ung thư

Một bài đăng trên mạng xã hội gần đây quảng bá công thức Ayurveda để điều trị ung thư giai đoạn IV. Thông tin này không chỉ gây hiểu nhầm mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư giai đoạn IV có thể chữa khỏi hoàn toàn không? - Ảnh 1.

Ung thư giai đoạn IV không thể được chữa khỏi hoàn toàn chỉ bằng gia vị hay thảo mộc - Ảnh: THIP

Theo bài đăng này, ung thư giai đoạn IV có thể được chữa khỏi hoàn toàn chỉ bằng cách đun sôi hai nhánh đinh hương, một quả thảo quả, một muỗng canh hạt cỏ cà ri và bột quế trong một ly nước.

Không có chuyện gia vị giúp chữa khỏi ung thư giai đoạn IV

Nền tảng thông tin sức khỏe và kiểm chứng The Healthy Indian Project (THIP) cho biết giai đoạn IV là mức độ ung thư nghiêm trọng nhất.

Nguyên nhân là do khối u đã di căn, khiến việc điều trị chuyển sang mục tiêu giảm nhẹ nhằm kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh.

Di căn toàn thân cũng khiến người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng nặng, làm giảm tuổi thọ, suy giảm chức năng cơ quan và dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nhiều bệnh nhân ung thư vẫn tìm kiếm hy vọng ngoài y học chính thống. Một ví dụ là công thức Ayurvedic chưa kiểm chứng, gồm hạt cỏ cà ri, bột quế, đinh hương và thảo quả, được chia sẻ trên mạng xã hội.

Các nguyên liệu này được cho là chữa được ung thư giai đoạn cuối vì hạt cỏ cà ri chứa các hợp chất thực vật đang được nghiên cứu về khả năng ức chế sự phân chia tế bào ung thư.

Tuy nhiên những kết quả này mới chỉ được ghi nhận trong môi trường nuôi cấy tế bào, chưa có bằng chứng hiệu quả đối với ung thư di căn ở người.

Quế được nhắc đến nhờ tính kháng viêm và khả năng ức chế hình thành mạch máu mới, nhưng chưa có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ. Ngoài ra, hàm lượng coumarin cao trong quế có thể gây hại cho gan.

Thảo quả chứa hợp chất sinh học có thể hỗ trợ giảm kháng hóa trị. Đinh hương có eugenol và chất chống oxy hóa, hỗ trợ enzyme giải độc. Tuy vậy, các tác dụng này chưa được xác nhận qua thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh ung thư di căn.

Tóm lại, dù có một số kết quả tích cực trong phòng thí nghiệm nhưng chưa có loại gia vị nào như cỏ cà ri, quế, thảo quả hay đinh hương được chứng minh có hiệu quả điều trị ung thư giai đoạn IV qua thử nghiệm lâm sàng.

Đừng tin chuyện gia vị chữa được ung thư

Tiến sĩ Rakesh Sharma, cố vấn cấp cao kiêm trưởng khoa ung bướu tại Bệnh viện Quốc tế SHALBY Sanar (Ấn Độ), cho biết: Dù một số gia vị chứa hợp chất sinh học có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và ức chế tăng sinh tế bào nhưng khẳng định chúng có thể chữa ung thư, đặc biệt ở giai đoạn cuối, là sai lệch và không có cơ sở khoa học. Việc điều trị cần dựa trên các phương pháp đã được kiểm chứng và theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng là yếu tố thiết yếu trong hành trình chữa bệnh, nhưng niềm tin sai lệch có thể gây hại. Việc tin vào các phương thuốc không đáng tin trên mạng không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân ung thư giai đoạn IV do nguy cơ nhiễm độc, nhiễm bẩn, mà còn khiến họ bỏ lỡ cơ hội điều trị kịp thời, làm bệnh tình thêm trầm trọng.

Tiến sĩ P. Rammanohar, giám đốc nghiên cứu tại Trường Ayurveda Amrita (Ấn Độ), cũng nhấn mạnh rằng ung thư là bệnh lý phức tạp, không thể chữa khỏi dễ dàng.

Mỗi loại ung thư cần phác đồ điều trị riêng, thường bao gồm xạ trị, hóa trị hoặc thuốc nhắm trúng đích. Không có loại thảo dược hay phương thuốc tự nhiên nào có thể chữa được mọi loại ung thư.

Dù một số thảo mộc cho thấy tiềm năng trong các nghiên cứu sơ khởi tại phòng thí nghiệm, nhưng chưa đủ dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng trên người để chứng minh hiệu quả.

Do đó cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế có chuyên môn và tuân thủ các phương pháp điều trị đã được xác thực trước khi thử bất kỳ liệu pháp nào khác.

Niềm tin vào các cách chữa chưa được kiểm chứng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, vì chúng chưa trải qua đánh giá khoa học, thử nghiệm lâm sàng hay được phê duyệt trong phác đồ điều trị ung thư toàn cầu.

Ung thư hình thành khi các tế bào bình thường trải qua biến đổi di truyền và phân tử, dẫn đến tăng trưởng và nhân lên không kiểm soát, gây suy giảm chức năng sinh lý của cơ thể.

Việc phân loại giai đoạn ung thư nhằm xác định mức độ lan rộng của bệnh, tạo sự thống nhất trong giao tiếp giữa các chuyên gia điều trị, đồng thời giúp đánh giá tiên lượng và lựa chọn phương án điều trị phù hợp.

Hệ thống phân loại TNM là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá tình trạng ung thư, dựa trên ba yếu tố: kích thước và phạm vi của khối u nguyên phát (T), mức độ ảnh hưởng đến hạch bạch huyết khu vực (N), và sự có mặt hay vắng mặt của di căn xa (M).

Theo hệ thống TNM, ung thư được chia thành bốn giai đoạn. Giai đoạn I là khối u nhỏ, khu trú, chưa di căn. Giai đoạn II là khối u phát triển tại chỗ hoặc mới bắt đầu di căn. Giai đoạn III cho thấy ung thư tiến triển tại chỗ với mức độ di căn lớn hơn. Đặc trưng của giai đoạn IV là có di căn xa, tức tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Nước ép bí đỏ chưa từng được chứng minh là có thể tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng lại có những lời khuyên như vậy lan truyền trên mạng xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Con người làm Trái đất nghiêng 80cm chỉ trong hai thập kỷ?

Có thật nước có sức mạnh đến mức việc bơm nước ngầm có thể làm thay đổi độ nghiêng và chuyển động quay của Trái đất?

Con người làm Trái đất nghiêng 80cm chỉ trong hai thập kỷ?

Cựu quan chức CIA bác bỏ cáo buộc ông Obama 'dựng chuyện' để chống ông Trump

Bà Susan Miller bác cáo buộc của Giám đốc Tình báo Tulsi Gabbard rằng chính quyền Obama “dựng chuyện” để chống ông Trump.

Cựu quan chức CIA bác bỏ cáo buộc ông Obama 'dựng chuyện' để chống ông Trump

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Mạng xã hội đang lan truyền một video bản tin cho biết Chính phủ Nepal ban hành lệnh cấm TikTok từ ngày 17-8-2025. Tuy nhiên qua kiểm chứng, đây là tin giả và video là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Lào bác tin xảy ra đụng độ ở biên giới Lào - Campuchia

Tối 26-7, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Quân đội nhân dân Lào khẳng định thông tin "lực lượng vũ trang Campuchia và lực lượng Lào đấu súng" là không đúng sự thật.

Lào bác tin xảy ra đụng độ ở biên giới Lào - Campuchia

Ảnh bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả

Bức ảnh được cho là 3 bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả.

Ảnh bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả

Nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý nhưng không có thật

Công trình nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý trên mạng với các tính năng hiện đại, nhưng đây chỉ là sản phẩm do AI tạo ra.

Nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý nhưng không có thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar