20/12/2017 13:48 GMT+7

Ứng dụng 'gợi cảm' trên Android có thể làm pin điện thoại phát nổ

CAO CƯỜNG
CAO CƯỜNG

TTO - Mới đây, các chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab đã phát hiện phần mềm độc hại trong nhiều ứng dụng khiêu dâm trên Android có thể gây ra thiệt hại về vật lý cho smartphone chứ không chỉ tấn công trực tuyến đơn thuần.

Ứng dụng gợi cảm trên Android có thể làm pin điện thoại phát nổ - Ảnh 1.

Pin điện thoại phình ra chỉ sau hai ngày nhiễm Loapi - Ảnh: Kaspersky Lab.

Các chuyên gia cho biết phần mềm độc hại đó là Loapi, một trojan được tìm thấy trong các ứng dụng của bên thứ ba có thể khiến pin của một chiếc smartphone bị nhiễm độc phình ra khỏi vỏ chỉ trong vòng hai ngày.

Loapi còn được sử dụng để khai thác tiền điện tử, tung ra các vụ tấn công mạng DoS, truy cập tin nhắn văn bản và kết nối với web. Nó gồm ít nhất 20 biến thể "trà trộn" vào các phần mềm chống virus và các ứng dụng khiêu dâm.

Khi cài đặt, Loapi buộc người dùng cấp quyền cho thiết bị bằng cách bật cửa sổ liên tục cho đến khi nạn nhân nhấp đồng ý. Sau đó, nó ẩn biểu tượng của mình hoặc mô phỏng hoạt động chống virus để lừa người dùng tin rằng nó là ứng dụng hợp pháp.

Bằng cách kết nối với máy chủ kiểm soát và lệnh từ xa (C&C), nó sẽ gửi hàng loạt danh sách các mã độc gây nguy hiểm đến thiết bị. Khi đó, nó thực hiện gần như toàn bộ các kỹ thuật tấn công từ đăng ký dịch vụ trả tiền, gửi tin nhắn SMS đến bất kỳ liên lạc nào, tạo ra lưu lượng truy cập và gây nhiễu từ các quảng cáo trực tuyến, sử dụng sức mạnh tính toán của thiết bị nhằm "đào" tiền điện tử cũng như thực hiện một loạt các hành động khác. 

Để thu hồi quyền quản lý thiết bị, người dùng nên khóa màn hình và chịu khó đóng các cửa sổ bật lên cho đến khi xóa hẳn nó khỏi kho ứng dụng của mình.

Ứng dụng gợi cảm trên Android có thể làm pin điện thoại phát nổ - Ảnh 2.

Loapi gồm ít nhất 20 biến thể "trà trộn" vào các phần mềm chống virus và các ứng dụng khiêu dâm - Ảnh: Kaspersky Lab.

Đại diện Kaspersky Lab cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy hiện tượng pin phồng lên vì mã độc như thế này trước đây. Nó dường như là một phiên bản mới của Podec - một trojan được tìm thấy vào năm 2015. Người dùng cần cẩn trọng hơn khi có ý định tải các ứng dụng khiêu dâm."

Tuy Loapi không có trên Google App Store nhưng người dùng vẫn phải cảnh giác vì trojan này thường xuyên len lỏi qua các kẽ hở an ninh mạng để tấn công người dùng.


CAO CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất đầu tư siêu trung tâm dữ liệu trị giá 2 tỉ đô la tại TP.HCM

TP.HCM nhận đề xuất về dự án siêu trung tâm dữ liệu trị giá khoảng 2 tỉ USD từ các nhà đầu tư với những cổ đông tên tuổi.

Đề xuất đầu tư siêu trung tâm dữ liệu trị giá 2 tỉ đô la tại TP.HCM

71.000 tài khoản được Đà Nẵng cấp cho bộ máy chính quyền 2 cấp, tốc độ Internet ở xã tăng 2-3 lần

Thống kê đến chiều 9-7, bộ máy chính quyền 2 cấp ở Đà Nẵng đã cấp 71.000 tài khoản cho cán bộ viên chức xử lý công việc.

71.000 tài khoản được Đà Nẵng cấp cho bộ máy chính quyền 2 cấp, tốc độ Internet ở xã tăng 2-3 lần

Công an TP.HCM: Cẩn trọng với ‘mặt trái’ của công nghệ tạo video AI Veo 3

Dù chưa ghi nhận trường hợp bị lừa đảo bởi công nghệ tạo video AI Veo 3, Công an TP.HCM đề nghị người dân nâng cao cảnh giác vì công nghệ này có thể bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Công an TP.HCM: Cẩn trọng với ‘mặt trái’ của công nghệ tạo video AI Veo 3

Xem danh mục dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có quyết định công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM được cung ứng trên Cổng dịch vụ công quốc gia (tạm thời).

Xem danh mục dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

4.000 CEO, nhà sáng lập, 300 đơn vị triển lãm, hơn 100 start-up cùng hơn 70 quỹ đầu tư và tổ chức tài chính sẽ tham dự InnoEx 2025.

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar