29/08/2017 11:27 GMT+7

Cẩn trọng với ứng dụng Sarahah

PHI DŨNG - BẢO DUY
PHI DŨNG - BẢO DUY

TTO -Sarahah, một ứng dụng cho phép người dùng nhận những ý kiến feedback ẩn danh từ người khác đang gây bão trên mạng xã hội. Nhưng vừa qua, người ta phát hiện ứng dụng này đang lấy các thông tin danh bạ và mail của người dùng một cách trái phép.

Cẩn trọng với ứng dụng Sarahah - Ảnh 1.

Giao diện của Sarahah. - Ảnh: sarahah.com

Những thông tin này được tải lên máy chủ của công ty, với một mục đích không rõ ràng. Người phát hiện hành động này là anh chàng chuyên viên phân tích an toàn mạng Zachary Julian.

Zain al-Abidin Tawfiq, chủ nhân của ứng dụng này, nói rằng thông tin danh bạ được lấy "nhằm phục vụ tính năng "tìm bạn bè" nhưng hiện tại "bị tạm hoãn phát triển vì sự cố kỹ thuật". 

Sau khi tờ The Intercept công bố hành vi này, anh chia sẻ trên Twitter cá nhân rằng "việc lấy dữ liệu này sẽ được loại bỏ trong lần cập nhất sắp tới" và máy chủ của ứng dụng Sarahah "không chứa bất kỳ thông tin danh bạ nào"

Ứng dụng này có vẻ rất thích thú với danh bạ của người dùng. Trên phiên bản dành cho iOS và Android, Sarahah đều yêu cầu được truy cập vào danh bạ của người dùng – và nếu bạn từ chối, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng nó.

Nhưng những ai cho phép Sarahah truy cập vào danh bạ của mình đều hy vọng nó sẽ cung cấp một tính năng nào đó liên quan tới việc lấy dữ liệu này. Cho tới thời điển hiện tại, vẫn không có bất kỳ một tính năng nào giống như vậy. Không có bất kỳ danh sách bạn bè nào trong ứng dụng. Mặc dù có thanh tìm kiếm, nhưng bạn cũng không thể tìm bạn bè thông qua số điện thoại được. Nó cũng không có phần hiển thị danh sách những bạn bè nào của bạn đang xài ứng dụng này, giống như Instagram.

Julian phát hiện ra điều bất thường này bằng việc sử dụng một phần mềm để theo dõi xem Sarahah nhận và gửi những loại dữ liệu gì từ chiếc điện thoại Android của anh. Trong số những dữ liệu đó có bao gồm "toàn bộ các email và danh bạ của bạn". Trên phiên bản iOS cũng tương tự.

Việc lấy danh bạ điện thoại không phải là chuyện hiếm, và thường thì các thông tin trong danh bạ sẽ được sử dụng với một mục đích chính thống nào đó. Nhưng đây là điều mà Sarahah không nên làm nếu như nó không phát triển một tính năng nào cần các thông tin như vậy. Và cho dù như vậy, người ta cũng sẽ không vui nếu như thông tin cá nhân của họ bị sử dụng mà họ không hề hay biết.

Vào đầu năm nay, người dùng ứng dụng Unroll.me tỏ ra rất tức giận khi họ phát hiện ra công ty này bán dữ liệu người dùng cho Uber. Mặc dù các điều luật về bảo mật thông tin đều đã được ghi trong các điều khoản của ứng dụng, nhưng không phải ai cũng biết được điều này.

Người sáng lập ra ứng dụng Sarahah đang khiến người dùng nghĩ rằng công ty lấy dữ liệu mà chẳng để làm gì cả. Nếu nó không nhằm phục vụ mục đích gì, thì công ty không cần lấy nó phải không?

PHI DŨNG - BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar