09/07/2025 18:05 GMT+7

Công an TP.HCM: Cẩn trọng với ‘mặt trái’ của công nghệ tạo video AI Veo 3

Dù chưa ghi nhận trường hợp bị lừa đảo bởi công nghệ tạo video AI Veo 3, Công an TP.HCM đề nghị người dân nâng cao cảnh giác vì công nghệ này có thể bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Công an TP.HCM: Cẩn trọng với ‘mặt trái’ của công nghệ tạo video AI Veo 3 - Ảnh 1.

Công nghệ AI tạo video mới mang đến nhiều cơ hội cho người dùng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro

Ngày 9-7, Công an TP.HCM cho biết qua công tác tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, chưa ghi nhận trường hợp bị lừa đảo bởi công nghệ tạo video AI Veo 3, tuy nhiên người dân cũng cần nâng cao cảnh giác vì bên cạnh mặt tích cực thì công nghệ này có thể bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an TP.HCM, các ứng dụng generative AI - hay còn gọi là AI tạo sinh (như Swapface, SoraAI, ChatGPT, Deepseek…) cho phép người dùng tạo video, hình ảnh, livestream thay đổi giọng nói, thay đổi khuôn mặt đã và đang ngày càng trở nên phổ biến.

Cuối tháng 5-2025, Google phát hành công cụ Google Veo 3, công nghệ AI tạo video mới, đang gây sốt trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, X… với khả năng tạo lập hình ảnh, nội dung và chuyển động của cả nhân vật lẫn hậu cảnh, đặc biệt là khả năng tự động tạo hiệu ứng âm thanh và lồng tiếng theo yêu cầu khiến nhiều người xem khó phân biệt đó là sản phẩm của AI hay là cảnh quay thực tế.

Bên cạnh những hiệu quả tích cực (tiềm năng lớn trong sáng tạo nội dung, giáo dục, điện ảnh, truyền thông…) thì công nghệ này có thể bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ, từ hình ảnh của một người, kẻ xấu có thể lợi dụng công nghệ Veo 3 để tự động "bóc tách" nhiều thông tin quan trọng như: khuôn mặt nhận dạng của chủ nhân bức ảnh; vị trí địa lý mà người trong ảnh hay đến; sản phẩm, dịch vụ thường sử dụng; thói quen sinh hoạt… từ đó tái tạo khuôn mặt và giọng nói chỉ với hình ảnh và âm thanh lấy từ không gian mạng; từ đây tạo ra một "bản sao số" giống thật.

Chiêu trò quen thuộc của những kẻ lừa đảo với thủ đoạn sử dụng công nghệ AI là sau khi tạo ra "bản sao số" sẽ cho người giả danh người thân, cơ quan chức năng (công an, tòa án, viện kiểm sát, thuế, bệnh viện…) để gọi video yêu cầu làm theo yêu cầu hoặc giả vờ hoảng loạn, cầu cứu khẩn cấp để đánh vào tâm lý lo lắng của nạn nhân; khi nạn nhân đã chuyển tiền thì kẻ lừa đảo lập tức "biến mất".

Bên cạnh đó, kẻ xấu còn có thể sử dụng công cụ này để phục vụ cho các mục đích vi phạm pháp luật khác như: các nội dung khiêu dâm, phát tán thông tin sai lệch… để cưỡng đoạt tài sản.

Theo PA05, trong thời gian tới, kẻ xấu vẫn sẽ lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để khai thác, hoạt động và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trong khi đó, kiến thức và ý thức nhận diện, tự phòng ngừa, cảnh giác của người dân còn hạn chế.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong thời gian tới, Công an thành phố sẽ tiếp tục báo cáo Bộ Công an tham mưu Đảng, Nhà nước hoàn thiện hành lang pháp lý, công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, công tác phát động quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, tăng cường hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Bênh cạnh đó, Công an TP.HCM khuyến cáo người dân một số nội dung sau:

Nâng cao cảnh giác trước những tin nhắn, cuộc gọi từ số máy lạ với nội dung về tình huống bất ngờ; thận trọng kiểm tra, kiểm chứng, xác định độ chính xác của thông tin; tuyệt đối không nghe, không thực hiện theo hướng dẫn, không chuyển tiền theo yêu cầu của kẻ xấu, không truy cập vào các đường dẫn (link) không rõ nguồn gốc được gửi kèm trong tin nhắn, email…

Hạn chế đăng tải nội dung liên quan đến thông tin cá nhân lên các nền tảng mạng xã hội công khai… để tránh trường hợp kẻ xấu đánh cắp thông tin như hình ảnh, video, giọng nói; đồng thời cài đặt tài khoản mạng xã hội cá nhân ở chế độ riêng tư để bảo vệ thông tin; chỉ cài đặt các ứng dụng trực tuyến từ nguồn chính thức của hệ điều hành điện thoại (CH Play, AppStore).

Trong trường hợp phát hiện bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc nghi ngờ bị lừa đảo bằng thủ đoạn trên, cần nhanh chóng báo ngay với cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Veo 3, công nghệ AI tạo video mới của Google, 'xịn' cỡ nào?

Veo 3, công nghệ AI tạo video mới của Google, đang gây sốt trong giới công nghệ. Tuy nhiên như mọi công nghệ đột phá khác, nó mang đến cả cơ hội lẫn rủi ro.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem danh mục dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có quyết định công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM được cung ứng trên Cổng dịch vụ công quốc gia (tạm thời).

Xem danh mục dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

4.000 CEO, nhà sáng lập, 300 đơn vị triển lãm, hơn 100 start-up cùng hơn 70 quỹ đầu tư và tổ chức tài chính sẽ tham dự InnoEx 2025.

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar