28/06/2016 09:07 GMT+7

Tương lai hai màu của EU

HOÀNG THẮNG (Từ Pháp)
HOÀNG THẮNG (Từ Pháp)

TTO - Có thể nói rằng lý do mấu chốt khiến nhiều người dân Anh quyết định ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) không chỉ là gánh nặng tài chính và những sức ép to lớn từ làn sóng di cư. 

Chủ quyền và quyền tự quyết là lý do được xem sâu xa hơn cả. Viễn cảnh nước Anh thoát khỏi các kìm nén bởi các cơ quan EU từ Brussels được nhìn nhận theo ba nghĩa.

Một là nước Anh có thể chủ động trong việc kiểm soát quá trình hoạch định chính sách quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh EU và các tổ chức của liên minh này đang lao đao trước những khủng hoảng dồn dập từ năm 2009.

Hai là sẽ không còn chuyện người Anh phải chấp nhận một quá trình áp đặt “phi dân chủ” từ những quan chức EU ở Brussels, những chính trị gia mà không phải do người Anh trực tiếp bỏ phiếu bầu nên.

Thứ ba, những người Anh bản địa tin vào vị thế đặc biệt của mình, kể cả bắt nguồn từ lịch sử lẫn từ văn hóa, sẽ dễ dàng hình dung về câu chuyện xem EU là một “đế chế bên ngoài”, thế lực đã lấy đi bản sắc văn hóa của nước Anh. Vì thế, ra khỏi EU chính là bảo vệ bản sắc.

Ba ý nghĩa này có thể sẽ trở thành những quan điểm chính của các xu hướng “ly khai EU” trong tương lai gần. Những đảng chính trị theo chiêu bài “nghi ngờ châu Âu” cũng sẽ sử dụng cuộc trưng cầu ý dân như là một phần chiến dịch tranh cử của họ.

Lãnh đạo của Đảng Tự do dân tộc ở Áo gần đây phát biểu rằng Áo nên được “cai trị thông qua trưng cầu ý dân” như Thụy Sĩ.

Đảng Mặt trận dân tộc Pháp đã hứa sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên trong EU nếu đảng cực hữu này thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.

Phong trào “Năm sao” của Ý cũng cho biết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên trong khu vực đồng euro nếu được bầu chọn.

Xu hướng mị dân hoặc dùng các vấn đề EU làm chiêu bài tranh cử giúp các đảng này làm “mềm” hơn hình ảnh của họ, vốn bị xem là cực đoan hay thiên về cánh hữu.

Quan trọng hơn, vì những cuộc trưng cầu ý dân có vẻ ít đe dọa và dân chủ hơn so với những lời hứa của hành động đơn phương hay các tuyên bố gây sốc, nó sẽ giúp nhiều đảng phái hay lực lượng chính trị cực hữu xây dựng lực lượng để trở thành người chơi quan trọng trong chính trị dòng chính các quốc gia.

Trong ngắn hạn, EU có thể tạm thời yên tâm đôi chút khi chỉ có một số ít nước thành viên EU có cơ chế cho phép công dân tổ chức trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu ở Anh với chiến thắng sít sao của phe ủng hộ việc rời EU cho thấy “sức mạnh ràng buộc” của các cuộc trưng cầu ý dân.

Và nó có thể khơi mào cho những ý định khác trong tương lai.

Rõ ràng EU đang có hai màu tương lai. Các phong trào đòi “ly khai EU” không đến từ các thể chế dân chủ mang tính ràng buộc, mà chủ yếu từ lòng dân đang sôi sục trước những vấn đề nóng chưa được giải quyết.

Đây vừa là màu hồng cơ hội cho các cải cách lẫn thay đổi về các cơ chế quản trị và thúc đẩy dân chủ nội khối của liên minh này, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ cho các xu hướng cực đoan và mị dân lên ngôi.

Xu hướng sau là một gam màu xám mà EU và từng nước thành viên cần quan ngại không kém so với một kịch bản đổ vỡ chung của cả khối.

HOÀNG THẮNG (Từ Pháp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Lãnh đạo Nga, Trung vắng mặt tại BRICS, tạo cơ hội khối này "mềm hóa" hình ảnh và tăng tiếng nói cho các nước đang phát triển.

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Chiều 3-7 (giờ Washington), Hạ viện Mỹ đã thông qua siêu dự luật Lớn và Đẹp - một trong những dự án luật tham vọng và có ảnh hưởng sâu rộng nhất nhiều năm qua.

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Trong bối cảnh thủ tướng bị đình chỉ chức vụ, nền kinh tế Thái Lan đang như “con tàu trôi dạt” giữa khủng hoảng chồng chất.

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Tòa Hiến pháp Thái Lan đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn vì rò rỉ điện đàm nhạy cảm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Ông Hun Sen 'vạch trần bí mật' nhà Shinawatra

Ông Hun Sen tung loạt cáo buộc "động trời" nhằm vào gia tộc Shinawatra, có thể khiến vị thế chính trị của họ lung lay.

Ông Hun Sen 'vạch trần bí mật' nhà Shinawatra

Trái ngược thông tin thiệt hại hạt nhân của Iran

Thế giới liên tục bị "xoay như chong chóng" trước những tuyên bố trái ngược nhau về thiệt hại ngành hạt nhân Iran hứng chịu vừa qua.

Trái ngược thông tin thiệt hại hạt nhân của Iran
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar