24/10/2021 11:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Truyện ngắn: Con Dủ Dẻ trong khu nhà trọ

HÀNG CHỨC NGUYÊN
HÀNG CHỨC NGUYÊN

TTO - Câu chuyện này tôi viết theo lời kể của Trần Bá Đa, sinh viên năm thứ 2 khoa văn, người miền Trung.

Truyện ngắn: Con Dủ Dẻ trong khu nhà trọ - Ảnh 1.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tôi quen Đa từ chương trình hỗ trợ cho sinh viên. Đa gây ấn tượng cho tôi trong những dòng hồi âm khi nhận được 1 triệu đồng từ chương trình "Trụ lại Sài Gòn": "... Em mua 5 ký gạo với thùng mì rồi, và gói 4G 120.000 đồng cho các em trong dãy nhà trọ có cái học online...".

Dãy trọ nằm trong một hẻm sâu trên con đường chạy theo bờ kênh. Đa ở phòng giữa dãy nhà. Cuối dãy là phòng của anh Hoàng. 

Nhà anh Hoàng có năm thành viên: anh chị, hai cháu bé và con chó Dủ Dẻ. Anh làm "nghề" đi mua đồ cũ. Chiếc xe cà tàng của anh chạy khắp hang cùng ngõ hẻm với chiếc loa vang lên: "Ai bán ghế bố, giường bố, võng xếp, quạt hư...". 

Chị Hoa, vợ anh, đẩy xe ba bánh mua bán ve chai. Hai cháu bé: Khoa bốn tuổi, Yến học lớp 6. Mỗi chiều đi học về, vừa để cặp xuống, Yến liền sà vào Dủ Dẻ vuốt ve và nó liếm lia lịa vào đôi tay thon nhỏ của cô bé. Tên Dủ Dẻ là do Yến đặt. 

Quê anh Hoàng cũng ở miền Trung, nhà sát chân núi, nơi có loài cây dủ dẻ mọc đầy. Chiều xuống, hoa dủ dẻ nở bung năm cánh vàng rực, thơm lừng lừng. Anh thường kể với cả nhà, Yến thích lắm nên khi anh mang con chó nhặt được ở đống rác nơi bờ kênh về, Yến liền nói với cha "đặt tên nó là Dủ Dẻ đi cha!".

Rồi giãn cách xã hội, rồi "ai ở đâu ở yên đó". Hơn một tháng, người thì ở yên nhưng những ký gạo, những thùng mì của nhà anh Hoàng thì cứ ra đi. Chiếc xe của anh dựng trong xó hẻm bụi phủ đầy, không ai còn nghe tiếng loa "Ai bán giường bố, ghế bố..." nữa. 

Chiếc xe đẩy ba bánh của chị Hoa thì xẹp dí xuống. Một hôm, khi cầm điện thoại qua cho Yến học online, Đa thấy chị Hoa lôi mớ gốc rau muống mà buổi sáng chị đã lặt bỏ đi và xốc qua xốc lại tìm những cọng "còn được được" lấy lại. 

Chị nói như phân bua: "Kệ, có chút rau nấu với gói mì làm canh". Tối, Đa liền gọi cho tôi. Ái ngại mãi Đa mới nói xin hỗ trợ cho nhà anh Hoàng. Nhóm hỗ trợ đã chia sẻ với anh chị 1 triệu đồng.

1 triệu đồng, tôi không ngờ anh chị đã quyết giữ lại ba trăm để làm lộ phí với ý định bồng tống về quê. Đa kể: hôm cuối tháng, cả ngày anh Hoàng hì hục gắn chiếc xe ba bánh của chị vào sau xe anh để làm thành chiếc thùng kéo. 

Bất ngờ, sáng sớm, khi chiếc xe cũ kỹ của anh nổ phành phạch, người ta mới biết cả nhà anh chất hết trên xe: Khoa ngồi trước, Yến ngồi sau ôm chặt lưng anh, chị Hoa và Dủ Dẻ ngồi ở thùng kéo cùng ít đồ đạc. 

Cả nhà anh lặng lẽ từ biệt dãy nhà trọ, từ biệt Sài Gòn... Nhưng không. Anh chưa từ biệt được. Tối, người ta nghe tiếng xe phành phạch của anh Hoàng vọng vào từ đầu hẻm, to dần: anh vượt được ba cái chốt chặn rồi... thua, không năn nỉ được nữa; vả lại cái thùng xe chị Hoa và Dủ Dẻ ngồi cứ lắc lư lắc lư, anh nghĩ không thể chạy hàng ngàn cây số được, đành thôi. 

Cả nhà anh lại lặng lẽ ở yên trong căn phòng không đủ ánh sáng, và 300.000 đồng anh chị nín nhịn để làm lộ phí lại không ở yên mà cứ từ từ ra đi.

Không bao lâu sau, ngay sáng sớm ngày đầu tiên khi thành phố nới lỏng giãn cách, Đa gọi báo cho tôi: "Cả nhà anh Hoàng lại bươn về rồi anh...". Đa đã nhín nhín mua cho anh chị chiếc cạc điện thoại 50.000 đồng. Cô Sáu chủ nhà trọ dí vào tay chị Hoa 300.000 đồng. 

Anh Vĩnh, bơm vá xe ngoài đường lớn, bước đến vỗ vai anh Hoàng, cười cười: "Ừa, về thôi, nhưng cẩn thận nghe mày". Anh nhanh tay nhét vào túi anh Hoàng tờ 100.000 đồng rồi vội quay vào. Miệng anh cười mà tay anh lại đưa lên gạt nước mắt... 

Lần nầy anh Hoàng không kéo cái xe ba bánh của chị Hoa nữa: cả nhà chất hết lên chiếc xe cà tàng. Dủ Dẻ không có chỗ, đành ở lại. Khi xe rời khu nhà trọ, Yến ngồi ép sát sau lưng cha vẫn cố ngoái đầu lại, nước mắt đầm đìa. Dủ Dẻ ngơ ngác nhìn theo, sủa lên mấy tiếng rồi lặng lẽ vào nằm khoanh tròn trước hiên nhà.

Buổi tối, Đa nhận được điện thoại anh Hoàng. Anh báo đã đến Xuân Lộc. Mưa tầm tã. Anh cùng đoàn người chen chúc trong những mái hiên nhà bên đường. 

Bẵng đi mấy ngày, Đa không thấy anh Hoàng gọi. Nóng ruột, Đa cứ mở xem hình ảnh những đoàn người ào ạt kéo về quê thử may ra có thấy gia đình anh Hoàng không. Không, Đa chỉ thấy đoàn người ầm ào như cây mục, củi khô trôi trên dòng lũ dữ...

Mới đây, sáng sớm, Đa gọi cho tôi, reo lên: "Anh Vĩnh bơm vá xe mới báo là anh Hoàng về đến nhà rồi anh, đến rồi!". Rồi Đa kể, giọng chùng xuống: "Ảnh nói cả nhà như thân tàn ma dại, anh ạ. Đói, lạnh, xe banh càng mấy lần, nếu không có bà con giúp không biết sao có thể về tới...". 

"Thôi - tôi an ủi Đa - vậy cũng là phước rồi em à. Về quê, dẫu sao cũng có cái khoai cái củ, trái bí trái bầu, có bà con xúm xít bên nhau". Ngay chiều hôm đó, Yến nhờ người cậu gọi video cho Đa. Cô bé tươi cười cầm một chùm hoa dủ dẻ vàng rực. Khi thấy con Dủ Dẻ, Yến gào lên: "Dủ Dẻ, Dủ Dẻ, chị nè, hoa của mày nè...". 

Dủ Dẻ nghe thấy, hai tai nghểnh lên, đuôi phẩy qua phẩy lại, đôi mắt ngơ ngác nhìn quanh... "Và khi em tắt điện thoại, anh biết không - Đa kể tiếp - con Dủ Dẻ lẳng lặng cụp đuôi đi về nhà, dí mũi vào chiếc áo cũ màu trắng có điểm hoa vàng của Yến không rõ nó đã lôi ra từ đâu...".

Truyện ngắn: Son môi

TTO - Nghe nói hồi đầu thế kỷ 20 son môi đỏ là biểu tượng của liên minh phái đẹp đấu tranh vì nữ quyền. Chị Hai tôi không biết điều đó. Chị thậm chí không biết nữ quyền là gì. Chị chỉ đơn giản không biết màu son nào khác ngoài màu son đỏ.

HÀNG CHỨC NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar