13/09/2015 11:59 GMT+7

Truyện ngắn 1.200: Treo mùng

Truyện ngắn 971 chữ của KHÁNH LIÊN
Truyện ngắn 971 chữ của KHÁNH LIÊN

TT - Chẳng gì cả, chỉ là một buổi tối Thuận đi ngang qua một con hẻm, nhìn vào một nhà, thấy một cô gái treo mùng.

Minh họa: Kim Duẩn

Một cô gái không tay, hai cánh tay cụt ngang khuỷu, nhưng vẫn kẹp thành thạo cái dây mùng mắc lên sợi đinh đóng trên tường. 

Một bà cụ, chắc là má cổ, ngồi dưới sàn nhà ngước lên nhìn con gái. Bà cụ già quá, đứng lên không nổi, ráng rướn người treo mùng có khi té gãy chân nên cô con gái dù không tay đã đảm nhận làm cho má công việc này.

Thuận là một thằng “tàng tàng” như cách mọi người nói. Nhìn cảnh cô gái treo mùng Thuận thấy ngộ ngộ, hay hay. Thế là một khoảng thời gian dài của Thuận, hơi vô lý nhưng cũng có lý, tới nhà ai, nói chuyện với ai, Thuận cũng hỏi người già nhất trong nhà được ai treo mùng cho ngủ?

Luôn phải có một người trong nhà treo mùng cho người già. Nhà giàu thường có...ôsin đảm nhận công việc treo mùng cho người già. Chiếc giường của nhà giàu cũng tiện nữa. Giường hộp, có sẵn khung mùng luôn. Ngủ thì thả mùng xuống, thức thì vén mùng lên. Tiện vậy nên thả mùng cũng nhanh gọn.

Nhưng ở thôn quê thì thường không có giường hộp. Người già, mà nhất là những gia đình nghèo có giường ngủ là may. Nhiều người già phải nằm trên chõng tre, nằm trên chiếc chiếu trải chèo queo dưới sàn nhà. Và ở thôn quê ôi chao là muỗi, côn trùng. Việc treo mùng ngó vậy mà quan trọng.

Người nhà quê dĩ nhiên ít có tiền mướn ôsin rồi. Tiền không đủ ăn hơi đâu mướn ôsin, có khi làm ăn thất bát, hạn hán, lũ lụt phải đón xe vô thành phố làm ôsin giúp việc cho nhà người ta chứ ở đó mà mơ mướn ôsin. Nên người treo mùng cho người già thôn quê thường là... một ai đó còn ở trong ngôi nhà đó.

Là con trai (thường ít, không hiểu vì sao con trai ngại việc treo mùng), con dâu (cũng không nhiều lắm), con gái chưa chịu... lấy chồng (hầu hết nhân vật này đảm nhận việc treo mùng cho cha mẹ già, ông bà già trong nhà).

Thuận đến chục nhà có người nhà yếu bệnh không thể tự treo mùng thì có tám nhà đảm nhận việc treo mùng là... các cô gái chưa đi lấy chồng.

Nếu đi lấy chồng thì họ vẫn treo mùng, không phải cho cha mẹ già của mình nữa mà treo mùng cho cha mẹ già của chồng và treo mùng cho... chồng và cho con (nếu có con).

Vậy việc treo mùng hiển nhiên là việc của phụ nữ, dù họ có chồng hay chưa, có con hay chưa... Thuận cũng nhìn thấy không ít những cô gái khuyết tật đảm nhận việc treo mùng cho cha mẹ già của họ.

Cái cảnh cô gái đứng lên treo mùng hình như nhỏ bé quá, dễ lãng quên quá nên người ta ít để ý. Nhưng đây lại là một việc thường xuyên và quan trọng.

Nó giống như ăn uống hằng ngày, vệ sinh cá nhân hằng ngày, lặp đi lặp lại, đều đều. Không treo mùng là...muỗi chích. Muỗi chích là khó ngủ, là bệnh chứ chẳng chơi. Vậy việc treo mùng rất quan trọng còn gì.

Nếu một người già nào đó không có con và bị thấp khớp, không đứng đi dễ dàng thì ai là người treo mùng cho người đó đây? Chà, căng à. Thuận là người sợ kết hôn. Đi đâu ai cũng nói: “Lấy vợ đi. Lấy vợ rồi có con sau này con nó nuôi cho”.

Thuận đã nghĩ thân mình mình nuôi, hơi sức đâu mà lấy vợ, có con chỉ với mục đích là chờ con nuôi. Còn chuyện cúng kính sau khi chết, lúc đó Thuận chết rồi có biết gì nữa đâu.

Người có con thì chết ấm cúng, hương đèn khói nhang, có người cúng nhớ. Người không con chết là hết. Nhưng chết thì cũng chết rồi, có biết gì đâu mà ngậm ngùi, chỉ là ngậm ngùi trong mắt những người trần gian.

Nhưng chưa một ai nói: “Lấy vợ, lấy chồng đi để có người...treo mùng cho lúc về già”. Câu này nghe thật sự là ngậm ngùi à. Có biết bao người già ở thành phố hay thôn quê, không có con, hay có con mà như không có, lủi thủi, một mình, cô độc lúc về già.

Nhìn người già hàng xóm có người treo mùng mà tủi phận mình không có ai treo mùng, làm món mồi tấn công của bọn muỗi.

Và cũng chưa có một người nào làm việc tốt bằng cách tối tối đi một vòng trong xóm hay trong hẻm treo mùng giùm mấy người già đó. Cả ý nghĩ này cũng khó nữa. Vì cái người đi treo mùng giúp đó biết là người xấu hay người tốt để... giao mùng cho mà treo?

Phải chi đừng có bọn muỗi - Thuận chợt nghĩ - Những người già neo đơn sẽ bớt tủi thân hằng đêm về việc treo mùng. Thuận cũng không phải tủi thân nếu một lúc nào đó đã già chát, hết đi nổi mà vẫn chưa có gia đình.

Nhưng làm sao không có bọn muỗi được? Ngoài việc đến thế giới này để chích người, hút máu, gây ra bệnh truyền nhiễm gì gì đó chúng còn gây ra một sự phân biệt mang tính xã hội: đó là những người già có người treo mùng và người già không có ai treo mùng.

Truyện ngắn 971 chữ của KHÁNH LIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar