06/10/2009 06:27 GMT+7

Trung Quốc phát triển tập đoàn truyền thông

HIẾU TRUNG (Theo Tân Hoa xã, New York Times)
HIẾU TRUNG (Theo Tân Hoa xã, New York Times)

TT - Bắc Kinh có kế hoạch đầu tư hàng tỉ USD trong vài năm tới để phát triển các công ty truyền thông và giải trí thành những tập đoàn hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh với các đại gia quốc tế.

Trung Quốc phát triển tập đoàn truyền thông

TT - Bắc Kinh có kế hoạch đầu tư hàng tỉ USD trong vài năm tới để phát triển các công ty truyền thông và giải trí thành những tập đoàn hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh với các đại gia quốc tế.

Trong một phòng thu của CCTV, hãng truyền hình lớn nhất Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg News

Tuần trước, chính quyền Trung Quốc đã công bố kế hoạch thành lập các công ty giải trí, thông tin - truyền thông, và văn hóa với “định hướng thị trường”, độc lập về phương diện tài chính. Bắc Kinh tuyên bố các công ty nhà nước sẽ được tái cơ cấu để tiếp nhận nguồn tài chính từ bên ngoài để “có thể tự sinh tồn, thay vì bám vào các cơ quan nhà nước như vật ký sinh”.

Vị thế mới, truyền thông mới

Các công ty này sẽ sản xuất nhiều loại hình sản phẩm mang nội dung giải trí và văn hóa đa dạng phục vụ nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang nâng cấp các hãng thông tấn trong nước và đặc biệt chú trọng vào các ấn phẩm ngoại ngữ nhằm thu hút độc giả, khán giả sống ở nước ngoài.

Giới quan sát nhận định Bắc Kinh muốn củng cố ngành truyền thông - giải trí trong nước xây dựng nên những tập đoàn tương tự như Bloomberg, Time Warner hay Viacom. “Ở cấp cao nhất của chính phủ đã có những quan điểm cho rằng họ cần một bộ máy truyền thông tương xứng với vị thế đang lên của Trung Quốc”, Jim Laurie - cựu phóng viên Hãng ABC News, đang giảng dạy về truyền thông tại ĐH Hong Kong, nhận định. Bắc Kinh hi vọng chiến lược này đồng thời sẽ cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế - một trong những nỗ lực sử dụng “quyền lực mềm”, để giành uy tín trên phạm vi toàn cầu.

Một trong những công ty đầu tiên được hưởng lợi từ chính sách mới sẽ là Tập đoàn truyền thông Thượng Hải (SMG). Từ tháng 8, chính quyền Bắc Kinh đã cho phép SMG tái cơ cấu tổ chức và phát hành cổ phiếu. SMG được chọn thử nghiệm có lẽ vì đây là một trong những công ty truyền thông lớn nhất Trung Quốc, đạt doanh thu gần 1 tỉ USD và lợi nhuận 100 triệu USD trong năm 2008, có quan hệ đối tác với những tập đoàn tầm cỡ như News Corporation, Viacom và CNBC. Ngoài ra, SMG còn sở hữu hàng loạt công ty truyền hình, phát thanh, báo ngày, tạp chí, hãng sản xuất phim.

SMG sẽ được chia thành hai đơn vị: đơn vị phi lợi nhuận, chịu trách nhiệm phát các chương trình tin tức hằng ngày, và đơn vị lợi nhuận tập trung vào hoạt động quảng cáo, phát triển nội dung và phát hành. Ông Li Ruigang, chủ tịch SMG, giải thích: “Đây là chính sách giúp ngành truyền thông và giải trí phát triển theo định hướng thị trường tốt hơn. Trong tương lai, chúng tôi sẽ là một SMG mới, một công ty cổ phần với hơn 10 công ty con”. Để hỗ trợ sự phát triển của SMG, mới đây Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đã đồng ý cho công ty vay 1,5 tỉ USD trong năm năm.

Huy động vốn bằng cổ phần hóa

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) cũng hợp tác với SMG thành lập quỹ đầu tư 735 triệu USD mang tên CMC, đầu tư vào các lĩnh vực truyền thông và giải trí tại Trung Quốc. Ông Michael Tung, giám đốc đầu tư CMC, khẳng định chính phủ khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông và giải trí, và quỹ CMC sẽ giúp phát triển các tập đoàn truyền thông.

Giám đốc Tung phân tích: “Thị trường Trung Quốc còn khá vụn vặt. Trung Quốc nên có từ bốn đến năm tập đoàn truyền thông lớn”. Trong khi đó, một trong những hãng phim lớn nhất Trung Quốc là Huayi Brothers mới đây cũng được chính phủ cho phép phát hành cổ phiếu. Huayi Brothers hi vọng trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu sẽ huy động được khoảng 90 triệu USD.

Đồng thời, Bắc Kinh cũng sẽ cho phép các công ty tư nhân và nước ngoài đầu tư vào mọi lĩnh vực truyền thông và giải trí, từ âm nhạc, phim, truyền hình cho đến nhạc kịch, khiêu vũ... chủ yếu thông qua các công ty nhà nước. “Đây là thời điểm tốt để các công ty phương Tây đến Trung Quốc và tìm đối tác” - Zhu Mei, chủ tịch Hãng tư vấn Linden Consulting ở Bắc Kinh, nhận định.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng các công ty nước ngoài đến Trung Quốc sẽ phải đối phó với nhiều rào cản hành chính, bởi các công ty truyền thông ở Trung Quốc trực thuộc nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.

HIẾU TRUNG (Theo Tân Hoa xã, New York Times)

HIẾU TRUNG (Theo Tân Hoa xã, New York Times)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar