08/10/2019 11:00 GMT+7

Trung Quốc, Đông Nam Á từ chối nhập rác nhựa, phương Tây lao đao

VŨ NGUYÊN
VŨ NGUYÊN

TTO - Trước việc Trung Quốc và Đông Nam Á từ chối nhập khẩu rác nhựa, các quốc gia phát triển đang vội vã tìm cách giải quyết "núi rác" của mình bằng mọi cách.

Trung Quốc, Đông Nam Á từ chối nhập rác nhựa, phương Tây lao đao - Ảnh 1.

Rác thải nhựa trên toàn cầu hiện được xử lý chủ yếu bằng cách đốt hoặc xả ra bãi phế liệu - Ảnh: REUTERS

Rác thải nhựa chính thức trở thành mối lo toàn cầu kể từ khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu nhựa tái chế. Loại chất liệu này vốn được sử dụng để sản xuất quần áo và nhiều vật liệu khác.

Theo Nikkei Asian Review, Trung Quốc nhập khẩu 7 triệu tấn rác thải nhựa trong năm 2017. Thế nhưng cuối năm đó, Bắc Kinh đã ban hành lệnh cấm đối với loại hàng hóa này vì ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng.

Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc đối với rác thải nhựa giảm từ 1,1 triệu tấn năm 2014 xuống còn 40.000 tấn năm 2018. Tương tự, xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc giảm từ 950.000 tấn xuống còn 50.000 tấn.

Sau Trung Quốc, Đông Nam Á nhanh chóng trở thành điểm đến mới. Tuy nhiên, khu vực này không thể hoàn toàn thay thế Trung Quốc.

Tình hình trở nên khó khăn hơn với các nước phát triển khi Đông Nam Á nối bước Trung Quốc, cấm nhập khẩu rác thải nhựa. Trong đó, Philippines và Malaysia đã tuyên bố kế hoạch trả lại những chuyến hàng cũ.

Trung Quốc, Đông Nam Á từ chối nhập rác nhựa, phương Tây lao đao - Ảnh 2.

Biểu đồ thể hiện lượng nhập khẩu rác nhựa của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia trong giai đoạn 2015-2018 - Ảnh: NIKKEI ASIAN REVIEW

Bị đẩy vào tính thế phải tự xoay xở, chính phủ và doanh nghiệp các nước phát triển đang tìm mọi cách để biến rác thải thành nguồn nguyên liệu quý giá.

Hồi tháng 6, G20 đã thống nhất chấm dứt tình trạng ô nhiễm biển vì rác thải nhựa vào năm 2050.

Nikkei cho biết hiện khoảng 60% rác nhựa của Nhật được đốt để phục vụ nhiệt điện. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng cách làm này sẽ phương hại đến môi trường.

"Khuyến khích tái chế nhiệt có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc chiến chống biến đổi khí hậu", ông Hideshige Takada, giáo sư tại ĐH Tokyo về Nông nghiệp và kỹ thuật, cảnh báo.

Trong khi đó, châu Âu đang đốt khoảng 40% lượng rác nhựa của mình và chuyển 30% ra các bãi phế liệu. Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu cấm sản xuất đồ nhựa dùng một lần từ tháng 3 năm nay.

Không chỉ các chính phủ, các doanh nghiệp hóa chất trên toàn cầu cũng bắt đầu hành động. Khoảng 500 đại diện trong ngành đã họp mặt tại Tokyo hồi tháng 7, thành lập Liên minh Chấm dứt rác thải nhựa (AEPW). Liên minh này bỏ ra 1,5 tỉ USD để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Giới chuyên gia cho rằng không thể chối cãi về tiện ích mà nhựa đem lại cho cuộc sống hiện đại. Dù vậy, thế giới cần tìm ra biện pháp để biến loại rác thải này trở thành nguyên liệu quý.

Thủ tướng Nhật 'lội ngược dòng': Đừng xem nhựa là kẻ thù!

TTO - Thủ tướng Shinzo Abe cho biết nhựa là một trong những phát minh quan trọng của loài người và kêu gọi không xem nhựa là ’kẻ thù’ trong bối cảnh cuộc chiến với rác nhựa đang được đẩy mạnh ở nhiều nước.

VŨ NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ được thông qua; Kết quả điện đàm lần 6 giữa hai ông Trump - Putin; Nga công nhận chính phủ Afghanistan; Ông Trump sắp công bố thuế mới cho các nước chưa đạt thỏa thuận thương mại... là một số tin tức thế giới sáng 4-7.

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar