03/07/2025 23:37 GMT+7

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan - Ảnh 1.

Người dân Campuchia xếp hàng tại cửa khẩu ở Khlong Luek hôm 24-6 - Ảnh: REUTERS

Ngày 3-7, các bộ trưởng của Thái Lan cập nhật tình hình biên giới với Campuchia sau nhiều ngày căng thẳng. Tuy nhiên, cựu thủ tướng Campuchia Hun Sen đưa ra những phát biểu trái ngược. 

Báo Bangkok Post dẫn lời Ngoại trưởng Thái Lan Maris Sangiampongsa nói rằng căng thẳng đã lắng xuống ở một mức độ nhất định vì không có giao tranh nào xảy ra, mặc dù binh lính và vũ khí vẫn được bố trí gần biên giới.

Theo ông Maris, phía Thái Lan muốn các lực lượng rút về các vị trí như năm ngoái vì Chính phủ Thái Lan lo ngại về sự an toàn của người dân địa phương. Thái Lan sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề với Campuchia thông qua các kênh ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, nhà ngoại giao này nói Chính phủ Thái Lan sẽ không đàm phán thông qua mạng xã hội.

Bộ Ngoại giao Thái Lan cho rằng việc Thủ tướng Campuchia Hun Manet và cha ông, cựu thủ tướng Hun Sen, đăng rất nhiều bài viết trên Facebook và các kênh khác chỉ làm trầm trọng thêm tình hình.

Căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng sau cuộc đụng độ vào ngày 28-5 giữa quân đội Thái Lan và Campuchia tại khu vực biên giới đang tranh chấp ở Ubon Ratchathani, trong đó một binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan Nattaphon Narkphanit cho biết các biện pháp mà Thái Lan áp dụng tại biên giới không gây áp lực quá mức lên người dân. Biên giới không bị đóng nhưng người dân và phương tiện chỉ được phép qua lại biên giới để làm việc, học tập hoặc giao thương.

"Những áp lực hiện tại không nhằm mục đích gây ảnh hưởng kinh tế mà nhằm gây sức ép lên các băng nhóm tội phạm… Hiện tại, các vụ lừa đảo đã giảm đáng kể", ông Nattaphon nói, ám chỉ đến tình trạng tập trung nhiều hoạt động tội phạm tại các thị trấn biên giới Campuchia như Poipet.

Theo ông Nattaphon, các thành viên Ủy ban Biên giới chung (JBC) ở phía Campuchia đã nối lại đàm phán với phía Thái Lan và đó là một dấu hiệu tích cực. Trước đó, phía Campuchia đã từ chối đàm phán và nhất quyết đưa các vấn đề biên giới ra Tòa án Công lý quốc tế.

Các quan chức Thái Lan và Campuchia trong Ủy ban Biên giới chung hiện đang xem xét các điều kiện để đàm phán thêm. Nếu JBC tiếp tục họp, Thái Lan sẽ đề xuất các lực lượng trở lại vị trí bình thường để ngăn ngừa các sự cố đáng tiếc và dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới.

Tuy nhiên, trong phát biểu cùng ngày, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen nhấn mạnh Campuchia sẽ không đàm phán về vấn đề biên giới, cho rằng Thái Lan đã đơn phương đóng các cửa khẩu và sau đó điều chỉnh giờ hoạt động của các chốt kiểm soát.

Cựu thủ tướng Campuchia kêu gọi khôi phục lại thời gian hoạt động của các cửa khẩu như trước khi xảy ra căng thẳng, tức là từ 6h đến 22h mỗi ngày, theo Khmer Times.

Ông Hun Sen kêu gọi hạn chế nhập các mặt hàng chiến lược từ Thái Lan

Cũng trong ngày 3-7, ông Hun Sen kêu gọi ngừng mua các mặt hàng chiến lược từ Thái Lan, chẳng hạn như điện, dịch vụ Internet, nhiên liệu và khí đốt. Ông cũng yêu cầu ngừng phát tất cả các phim truyền hình và nội dung khác từ Thái Lan.

"Campuchia phải thận trọng và tránh mua bất kỳ mặt hàng chiến lược nào từ Thái Lan. Đầu tiên là điện. Trong mọi trường hợp, chúng ta không nên mua. Thứ hai là Internet. Thứ ba là nhiên liệu và khí đốt. Bởi vì một khi họ cắt những thứ đó, chúng ta coi như xong", ông Hun Sen nhấn mạnh.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn và ông Hun Sen cùng thăm biên giới

Bà Paetongtarn Shinawatra và ông Hun Sen cùng xuất hiện tại biên giới giữa lúc căng thẳng vẫn âm ỉ giữa hai nước láng giềng Thái Lan và Campuchia.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua thương mại trước 'giờ G' thuế quan Mỹ

Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ đang tất bật đàm phán với chính quyền ông Trump trước hạn chót ngày 9-7, trong bối cảnh nguy cơ thuế quan tăng mạnh đang cận kề.

Cuộc đua thương mại trước 'giờ G' thuế quan Mỹ

Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức

Tổng thống Mỹ đánh giá cao việc Việt Nam cam kết dành quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa của Mỹ, trong đó có xe ô tô phân khối lớn.

Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua 'siêu luật hoàn mỹ'; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Siêu luật Lớn và Hoàn mỹ được thông qua; Kết quả điện đàm lần 6 giữa hai ông Trump - Putin; Nga công nhận chính phủ Afghanistan; Ông Trump sắp công bố thuế mới cho các nước chưa đạt thỏa thuận thương mại... là một số tin tức thế giới sáng 4-7.

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua 'siêu luật hoàn mỹ'; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar