03/07/2025 20:42 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 11-2024 - Ảnh: VGP

Ngày 3-7, Bộ Ngoại giao phát thông cáo cho biết nhận lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có các hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4 đến ngày 8-7.

Củng cố cầu nối với Mỹ Latin

Đây là chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng đến Brazil, sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược hồi tháng 11-2024.

Chuyến đi cũng đánh dấu 3 năm liên tiếp người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đến Brazil, nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latin và top 3 châu Mỹ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm chính thức Brazil vào tháng 9-2023, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11-2024.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, ở góc độ song phương, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều chuyển biến nhanh, phức tạp, chuyến đi tiếp tục khẳng định Việt Nam "là bạn, là đối tác tin cậy" của bạn bè quốc tế.

"Chuyến công tác của Thủ tướng sẽ là một "cầu nối" đối ngoại quan trọng nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với Brazil cũng như nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ", bà Hằng khẳng định.

Brazil hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latin, với năm 2024 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 7,98 tỉ USD, tăng 12,2% so với năm 2023.

Đầu tư song phương còn khiêm tốn nhưng có tín hiệu tích cực. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil Lula da Silva vào tháng 3 rồi, Tập đoàn JBS S.A. Brazil đã công bố đầu tư 100 triệu USD để xây dựng hai nhà máy chế biến thịt tại Việt Nam.

Hợp tác giữa các địa phương phát triển mạnh và trở thành một trụ cột quan trọng trong đó các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế đã triển khai nhiều hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, du lịch, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Đa dạng hóa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Với BRICS, Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro trong hai ngày 6 và 7-7, với chủ đề "Tăng cường hợp tác Phương Nam vì quản trị bao trùm và bền vững hơn".

Đây cũng là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tham dự kể từ khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của BRICS ngày 13-6 vừa qua.

Nói về điều này, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhận định chuyến công tác là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy đa dạng hóa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các khu vực có nhiều tiềm năng, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Các quốc gia thành viên BRICS, các quốc gia khách mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS là những quốc gia có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống của Việt Nam. Trong đó, Brazil là nước có quan hệ Đối tác chiến lược, có những thế mạnh mà Việt Nam có nhu cầu bổ trợ, phù hợp với định hướng phát triển bền vững của Việt Nam.

Những năm gần đây, theo lời mời của các nước chủ tịch BRICS, Việt Nam đã cử đại diện tham dự một số hoạt động trong khuôn khổ BRICS mở rộng. Vào tháng 10-2024, Thủ tướng đã dự Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan (Nga).

Brazil là nước Chủ tịch BRICS 2025, việc mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự không chỉ thể hiện tình cảm của Tổng thống Lula da Silva với Việt Nam mà còn cho thấy sự coi trọng vai trò, tiếng nói ngày càng tăng của nước ta trong hợp tác phía Nam toàn cầu (Global South).

BRICS ra đời năm 2009, ban đầu gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, sau đó kết nạp thêm Nam Phi. Tên của nhóm cũng là tên viết tắt theo chữ cái đầu trong tên tiếng Anh các nước trên.

Gần đây BRICS đã mở rộng thêm, bao gồm Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Belarus, Bolivia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Nigeria, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan là các nước đối tác khác của nhóm.

Nước đối tác khác với nước thành viên BRICS. Tiêu chí của nước đối tác gồm:

- Là nước thị trường mới nổi, là đại diện tiêu biểu của khu vực và có sức ảnh hưởng toàn cầu.

- Là thành viên của Liên hợp quốc, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu.

- Có quan hệ ngoại giao với các nước thành viên BRICS.

- Ủng hộ các quan điểm và giá trị của BRICS về mở cửa, bao trùm, hợp tác cùng thắng.

Việt Nam xác nhận trở thành nước đối tác của nhóm BRICS

Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận việc trở thành nước đối tác của nhóm BRICS, đồng thời khẳng định việc này nhằm đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh, và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar