29/03/2013 08:23 GMT+7

Trở lại thời "man di"!

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Trước Công nguyên, hai đế chế La Mã và đế chế Trung Hoa tự xem mình là cái rốn văn minh thế giới, còn các dân tộc không cùng nòi giống với mình là “man di” (barbarus).

Từ đó, bằng lưỡi kiếm và số đông, hai đế chế này xâm lược và bình định thiên hạ, áp đặt luật lệ của mình, gọi là Pax Romana (thuật ngữ Latin: hòa bình dưới trướng La Mã) và Pax Sinica (hòa bình dưới trướng nhà Hán). Đế chế La Mã đã sớm tàn lụi từ năm 476 với sự từ ngôi của hoàng đế Romulus Augustulus, còn đế chế Trung Hoa đến năm 1901 phải ký hòa ước Tân Sửu đầu hàng liên quân tám nước Âu - Mỹ.

Mãi đến năm 1972, khi có cơ hội “mở cửa” ra thế giới bên ngoài nhờ những “đổi chác” của Nixon và Kissinger, để rồi từ đó Trung Quốc mới có thể hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thương mại quốc tế và có “của ăn của để” cùng cơ hội ngoi lên, gọi là “sự nổi lên hòa bình” sau sửa lại là “phát triển hòa bình”.

Thật ra, sự ngoi lên đó ưu tiên phát triển binh bị hơn là phát triển an sinh xã hội, nhằm phục vụ mưu đồ bá vương đồng thời rửa nỗi nhục mất nước trước giặc Tây dương năm xưa. Tuy không ồn ào rao “quân đội trên hết” như Triều Tiên, song ngân sách quốc phòng của Trung Quốc gia tăng gấp bội so với ngân sách an sinh xã hội, nhất là cho vùng sâu vùng xa như Tân Cương, Tây Tạng..., để phục vụ mưu đồ lấn chiếm vùng biển bao quanh các nước Đông Nam Á.

Năm 1974, chính nhờ Nixon và Kissinger đã “mở cửa” hai năm trước đó mà Bắc Kinh có thể tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của người Việt từ bao đời. Và rồi với thời gian, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày nay được hóa phép biến thành thủ phủ của cái gọi là “Tam Sa” và Trung Quốc cứ thế mà vác loa ra “khẳng định chủ quyền”, cùng đem cả bầy tàu ngư chính, hải giám, hải quân đến “làm luật”...!

Vụ “làm luật” mới nhất hôm 20-3 vừa qua, trực tiếp nổ súng vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam không một tấc sắt trong vùng biển Hoàng Sa vốn dĩ của Việt Nam, mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc biện minh là “hành động cần thiết và hợp pháp”, là một bước leo thang bạo ngược hơn nữa trong việc biến thế gian thành sở hữu của mình. Hành vi đó vô hình trung đưa nhân loại của thế kỷ 21 văn minh, nhân bản và thượng tôn pháp luật trở về với cách đây hơn 20 thế kỷ khi nhà Hán thôn tính thiên hạ bằng đao kiếm và biển người.

Éo le thay, nếu khi xưa ít nhất cũng còn có dăm ba “sách thánh hiền” để rao giảng cho thiên hạ thì nay không những chẳng có một chút văn minh, văn hóa, hiện đại gì để truyền bá mà chỉ có những “sao chép” và “ăn cắp bản quyền” khét tiếng! Chính vì chưa đạt đẳng cấp văn minh đương đại mà Bắc Kinh đã không ngần ngại trở lại với những phương cách của thời “man di” qua những hành vi “làm luật” nã súng chực giết người không chùn tay đó!

Có lẽ đã đến lúc phải viện dẫn đến các công cụ luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền. Cho dù biết rằng họ không bao giờ chịu vác chiếu ra tòa, song ít nhất những động thái viện dẫn pháp luật đó cũng là những tiếng chuông gõ cửa công luận quốc tế, có thể làm thiên hạ ít nhất phải biết xấu hổ mà bớt hung tàn nã súng vào thường dân!

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar