23/10/2023 18:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trở lại Bệnh viện dã chiến số 13 - điểm chống dịch COVID-19 cuối cùng của Việt Nam

Hiện cả nước chỉ còn một bệnh viện dã chiến duy nhất là Bệnh viện dã chiến số 13 (TP.HCM). Đây được xem là dấu tích cuối cùng về dịch bệnh COVID-19 và sẽ khép lại vai trò lịch sử của mình sau 3 năm chống dịch.

Bệnh viện dã chiến số 13 nằm trên đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) được đưa vào hoạt động năm 2021 với quy mô 3.000 giường bệnh - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Bệnh viện dã chiến số 13 nằm trên đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) được đưa vào hoạt động năm 2021 với quy mô 3.000 giường bệnh - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Lâu rồi bệnh viện cứ để trống thế

Ghi nhận vào ngày 23-10 ở Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh, TP.HCM) là sự vắng lặng như tờ. Sau thời gian không tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, cỏ dại um tùm khoảng trống giữa các gian phòng, một số đoạn đường đi bị ngập nước sau mưa...

Cận cảnh bệnh viện dã chiến số 13, điểm chống dịch COVID-19 cuối cùng của Việt Nam

Tại khoảng sân của 16 gian nhà thuộc khu hồi sức người mắc COVID-19 bệnh nặng là khoảng 10.000 bình oxy sắp xếp ngay ngắn và trải dài tăm tắp như vô tận.

Bên trong một gian nhà thuộc khu hồi sức người mắc COVID-19 là hàng chục chiếc giường hồi sức, tủ thuốc, bàn ghế làm việc của nhân viên y tế... Thậm chí nơi đây còn giữ lại những cuốn sổ ghi chép về tài sản của bệnh nhân COVID-19 đã tử vong, bàn giao thuốc...

Khu vực cuối cùng của bệnh viện là nhà đại thể. Nơi đây từng bị quá tải số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 trước khi được quân đội đưa đi hỏa thiêu theo quy định của bệnh truyền nhiễm nhóm A lúc bấy giờ.

Cùng chúng tôi có mặt tại nhà đại thể, bảo vệ Trần Thanh Tùng thắp hương tưởng niệm những bệnh nhân đã mất vì COVID-19. Ông cho hay mình làm việc từ tháng 12-2022 - khi Bệnh viện dã chiến số 13 được bàn giao cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

"Cách đây vài tháng, tại cổng số 4, bảo vệ và dân quân tự vệ bắt quả tang ba người trộm cắp cục nóng máy lạnh, sau đó giao lại cho công an xã", ông Tùng nói và cho rằng điều lo lắng nhất là vấn đề trộm cắp tài sản tại đây.

Hiện trạng Bệnh viện dã chiến số 13 ghi nhận trưa 23-10:

Một số đoạn đường đi trong khuôn viên bệnh viện bị ngập nước sau mưa... - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Một số đoạn đường đi trong khuôn viên bệnh viện bị ngập nước sau mưa... - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Khu vực xung quanh nhà đại thể hoang tàn. Nhiều đồ dùng của bệnh nhân còn sót lại trở thành bãi rác phía sau bệnh viện - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nơi đây còn giữ lại những cuốn sổ ghi chép về tài sản của bệnh nhân COVID-19 đã tử vong. Thỉnh thoảng, bảo vệ Trần Thanh Tùng lại vào bên trong nhà đại thể tưởng niệm - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Tại khoảng sân của 16 gian nhà thuộc khu hồi sức người mắc COVID-19 bệnh nặng là 10.000 bình oxy được sắp xếp ngay ngắn và trải dài tăm tắp như vô tận. Tuy nhiên do để lâu ngày không sử dụng nên cỏ mọc um tùm - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Ngoài khoảng 10.000 bình oxy trải dài, bệnh viện hiện còn có hệ thống oxy trung tâm và trung tâm điều khiển - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Bên trong một gian nhà thuộc khu hồi sức người mắc COVID-19 là hàng chục chiếc giường hồi sức, tủ thuốc, bàn ghế làm việc của nhân viên y tế... - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nhiều trang thiết bị tại bệnh viện đã lâu không được sử dụng nên được xếp vào một góc - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Cách đây vài tháng, tại cổng số 4 của bệnh viện, bảo vệ và dân quân tự vệ bắt quả tang ba người trộm cắp cục nóng máy lạnh, sau đó giao lại cho công an xã. Đây là điều ông Tùng lo lắng nhất khi làm bảo vệ tại đây

Cách đây vài tháng, tại cổng số 4 của bệnh viện, bảo vệ và dân quân tự vệ bắt quả tang ba người trộm cắp cục nóng máy lạnh, sau đó giao lại cho công an xã. Đây là điều ông Tùng lo lắng nhất khi làm bảo vệ tại đây

Hằng ngày trước khi giao ca, bảo vệ Trần Thanh Tùng đều đi tuần tra vào những khoảng giờ nhất định. Mỗi ca trực kéo dài 24 tiếng đồng hồ - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Hằng ngày trước khi giao ca, bảo vệ Trần Thanh Tùng đều đi tuần tra vào những khoảng giờ nhất định. Mỗi ca trực kéo dài 24 tiếng đồng hồ - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Trước đó vào sáng 17-1-2023, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức buổi diễn tập kích hoạt cho Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh) hoạt động với quy mô 100 giường hồi sức tích cực. Từ đó đến nay, dù không tiếp nhận bệnh nhân nhưng bệnh viện vẫn duy trì sứ mệnh - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Cả nước chỉ còn 1 bệnh viện dã chiến COVID-19 tại TP.HCM

Hiện Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh, TP.HCM) là bệnh viện dã chiến duy nhất còn duy trì nhằm tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, hiện Bộ Y tế đang xem xét để giải thể bệnh viện này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar