20/10/2023 00:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

COVID-19 chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, cùng nhóm bệnh cúm, sởi

Từ ngày 20-10, COVID-19 chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, cùng nhóm với bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết...

Ông Nguyễn Trường Sơn và y bác sĩ tại Quảng Ngãi tháng 8-2020, thời điểm dịch COVID-19 đang rất nóng tại miền Trung. Đây là hình ảnh mang đến nhiều cảm xúc, được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội - Ảnh: T.D.

Ông Nguyễn Trường Sơn và y bác sĩ tại Quảng Ngãi tháng 8-2020, thời điểm dịch COVID-19 đang rất nóng tại miền Trung. Đây là hình ảnh mang đến nhiều cảm xúc, được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội - Ảnh: T.D.

Bộ Y tế vừa có quyết định điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Theo đó, từ ngày 20-10, các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Trước đó, tháng 1-2020, Bộ Y tế đã có quyết định về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Sau gần 4 năm chống dịch, COVID-19 chính thức được chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Cụ thể, bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

COVID-19 được xếp chung với các bệnh do vi rút adeno; bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; sốt xuất huyết

Ngày 19-10, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng ký quyết định sửa đổi phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Cụ thể, bổ sung nhóm, thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh COVID-19.

Theo đó, bệnh COVID-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 8 ngày.

Trước đó, theo quy định thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 là 14 ngày và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc mới đối với bệnh COVID-19 là 28 ngày.

Đã đủ căn cứ để COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

Theo Bộ Y tế, việc chuyển bệnh COVID-19 thuộc nhóm A sang nhóm B là do thông tin đối chiếu giữa quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thực tiễn diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy bệnh COVID-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, cụ thể:

1. Từ đầu năm đến 31-8, ghi nhận 97.628 ca mắc, trung bình hằng tháng ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc; số mắc trung bình tháng giảm 12 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 68 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng).

Tỉ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 8-2023). Tương đương hoặc thấp hơn tỉ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%);

2. Đã xác định rõ tác nhân gây bệnh COVID-19 là vi rút SARS-CoV-2;

3. COVID-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí của bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Hơn 11.600.000 ca mắc COVID-19

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch, ghi nhận 11.624.065 ca COVID-19.

Việt Nam đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân; đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.470 ca nhiễm).

Tổng số ca được điều trị khỏi là 10.640.953 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.206 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Việt Nam cũng đã tiêm 266.532.582 liều vắc xin phòng COVID-19.

Đề xuất chuyển bệnh viện dã chiến chữa COVID-19 lớn nhất Hà Nội thành địa điểm khám bệnh phục vụ dân

Đại diện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết đơn vị đã đề xuất chuyển đổi công năng, sử dụng của bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 nằm trên đường Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) thành địa điểm khám bệnh và điều trị cho người dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Người phụ nữ 42 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu. Bệnh nhân có thói quen thường xuyên mặc quần bó sát và cũng lười uống nước.

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Loại trái cây quen thuộc ăn 2 quả mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư

Có một loại trái cây được các bác sĩ đánh giá cao khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ ung thư.

Loại trái cây quen thuộc ăn 2 quả mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư

Không kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần, có lý do nào 'ẩn giấu' sau toa thuốc 28 ngày?

Sau phản ánh về việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân mãn tính, nhiều bạn đọc đã phản hồi, hé mở những bất cập khó ngờ đằng sau chính sách mới.

Không kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần, có lý do nào 'ẩn giấu' sau toa thuốc 28 ngày?

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Loại da nhân tạo này hoàn toàn được tạo ra từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành vết thương nhanh gấp đôi so với phương pháp hiện tại.

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Ăn hạt chia mỗi ngày trong 2 tuần sẽ giúp giảm cân, đẹp da?

Video lan truyền trên mạng nói việc ăn hạt chia giúp tiêu hóa tốt, giảm đầy hơi ngày đầu, da đẹp tóc mượt từ ngày thứ ba.

Ăn hạt chia mỗi ngày trong 2 tuần sẽ giúp giảm cân, đẹp da?

Chuyên gia cảnh báo: Cúm không phải bệnh vặt

Người cao tuổi với hệ miễn dịch suy giảm, mắc nhiều bệnh lý nền cùng lúc mắc thêm cúm dễ trở nặng, gặp nhiều biến chứng, cần chủ động phòng ngừa.

Chuyên gia cảnh báo: Cúm không phải bệnh vặt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar