01/09/2016 16:58 GMT+7

Triển lãm Quốc hiệu và kinh đô Việt Nam qua các thời kỳ

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Đó là nội dung của cuộc triển lãm 36 hiện vật, tài liệu là Di sản tư liệu Châu bản - Mộc bản thời Nguyễn, diễn ra vào sáng 1-9 tại khu vực Trường lang Đại cung môn (Đại Nội Huế).

Mộc bản khắc về việc vua Đinh Tiên Hoàng cho đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt vào năm Mậu Thìn (968) - Ảnh: Nhật Linh

Đây là hoạt động do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và IV tổ chức nhằm kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11).

Tại triển lãm, có 18 hiện vật, tài liệu là Châu bản thời Nguyễn nói về việc đặt tên quốc gia và chọn kinh đô của nước ta từ thời vua Kinh Dương Vương đến triều Nguyễn. Cụ thể:

1. Thời vua Kinh Dương Vương lấy tên nước là Xích Quỷ.

2. Thời vua Hùng Vương lấy tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu.

3. Thời vua An Dương Vương lấy tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.

4. Thời vua Nam Việt đế Lý Bí lấy tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên.

Phiên bản mộc bản khắc về việc vua Lý Nam Đế đặt quốc hiệu Vạn Xuân và cho đóng đô ở Long Biên - Ảnh: Nhật Linh

5. Thời vua Đinh Tiên Hoàng lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

6. Thời vua Lý Thánh Tông lấy tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long (Sau này nhà Trần và nhà Hậu Lê cũng lấy quốc hiệu, kinh đô này)

7. Thời vua Hồ Quý Ly lấy tên nước là Đại Ngu, đóng đô ở Tây Đô (Thanh Hóa).

8. Thời vua Gia Long triều Nguyễn lấy tên nước là Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

9. Thời vua Minh Mạng triều Nguyễn đổi tên nước thành Đại Nam.

Có 36 hiện vật, tài liệu là Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: N.T

Số hiện vật, tài liệu còn lại là Châu bản thời Nguyễn mang nội dung về việc dùng quốc hiệu trong văn bản hành chính, đặc biệt là văn bản ngoại giao ở các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Mộc bản thời Nguyễn là Di sản tư liệu thế giới do UNESCO công nhận vào năm 2009.

Châu bản thời Nguyễn cũng được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2014.

Ngoài Châu bản và Mộc bản thời Nguyễn ra, Huế còn có thêm Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được UNESCO công nhận vào tháng 5 vừa qua.

Triển lãm sẽ kéo dài từ đây cho đến hết ngày 1-12 để phục vụ khách tham quan, thưởng lãm.

NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar