23/02/2016 19:58 GMT+7

Triển lãm 40 họa phẩm từ nhạc Trịnh Công Sơn: bồng bềnh, ám ảnh

DANH ANH
DANH ANH

TTO - Triển lãm các tác phẩm hội họa lấy cảm hứng từ âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tên gọi Khói trời mênh mông bắt đầu từ 28-2 đến 25-3 tại Hàng Da Galleria (Hà Nội) và từ 1-4 đến 10-4 tại Xứ Đàng Trong (Hội An).

Chân dung Trịnh - Ảnh: Dương Minh Long

Triển lãm nhân kỷ niệm 77 năm ngày sinh và 15 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/2/1939 – 1/4/2001) giới thiệu gần 40 tác phẩm (trong đó có 5 tác phẩm ảnh) thể hiện trên các chất liệu sơn dầu, bột màu kết hợp với chì, acrylic…

Ngoài tranh của các họa sĩ nhóm G39, tham gia triển lãm lần này còn còn có sự góp mặt của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, nhiếp ảnh gia Dương Minh Long và họa sĩ trẻ Nguyễn Đình Hoàng Việt với tư cách khách mời.

Cuốn sách ảnh Khói trời mênh mông với 18 tác phẩm chọn lọc cũng ra mắt khán giả trong lễ khai mạc vào 18g ngày 28-2 tại tầng 3, Trung tâm thương mại Hàng Da (Hà Nội) và 10g ngày 1-4 tại 9 Nguyễn Thái Học (Hội An).

Tại Hà Nội, sau khi khai mạc triển lãm, vào 20h, ca sĩ Giang Trang và ban nhạc (guitar Phạm Kỳ Nam; saxophone Tuấn Maxim sẽ biểu diễn nhạc Trịnh ngoài trời tại sân khấu Trung tâm thương mại Hàng Da. 

Những bức tranh nhiều màu sắc được hình thành từ cảm hứng về những ca khúc giàu chất thơ và nhiều tính ẩn dụ như Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Tình sầu đến Những con mắt trần gian, Như cánh vạc bay, Biết đâu nguồn cội, Đóa hoa vô thường, Bốn mùa thay lá, Ru ta ngậm ngùi…

Ám ảnh về trăng trong nhạc Trịnh Công Sơn, họa sĩ Doãn Hoàng Lâm chọn “Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du” trong bài Biết đâu nguồn cội và “Người về soi bóng mình” trong bài Ru ta ngậm ngùi để thể hiện.

Người về soi bóng mình - Tranh: Đoàn Hoàng Lâm
Em đến bên đời - Tranh: Lâm Đức Mạnh 
Trời còn làm mưa - Tranh: Nguyễn Đình Hoàng Việt

Trong khi đó, họa sĩ Lâm Đức Mạnh với tạo hình sắc xanh ám ảnh vẽ một giấc mơ Ướt mi “liêu trai, bồng bềnh mà đầy day dứt trăn trở ”.

Ngay cả ở giấc mơ thực hơn Hoa vàng mấy độ, hình và màu trong tranh của anh vẫn chứa đầy sự “lãng đãng, đắm đuối, mơ hồ”.

Họa sĩ Hoàng Thị Phương Liên, người được gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi còn là sinh viên thực tập tại trường Mỹ thuật Huế, đặt sự tương phản nền tranh nâu vàng với những dải màu hồng, cam, đỏ để tạo hình những cô gái Như cánh vạc bay vừa có chất dân gian vừa đậm chất sân khấu…

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương: “Ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn nhiều ẩn dụ, so sánh, lấp lánh. Trời mây sông núi thiên nhiên phong cảnh trong lời thơ của Trịnh Công Sơn có nhiều tâm tính, tâm trạng người và ngược lại những người, những tôi, những em của ông đều mang nỗi ám ảnh của núi rừng, sông biển… Chính vì vậy mà âm nhạc đó dễ gợi ý, gợi hình mầu bố cục, dễ chuyển dịch ra hội họa…”

Thương một người - Tranh: Nguyễn Hồng Phương
Chìm dưới cơn mưa - Tranh: Nguyễn Như Đức
Xin ngủ dưới vòm cây - Tranh: Nguyễn Quang Thiều
Hà Nội mùa thu - Tranh: Nguyễn Quốc Thắng
DANH ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar