02/04/2015 08:50 GMT+7

​Người hâm mộ tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

NGỌC DƯƠNG - NGỌC HIỂN - QUANG ÐỊNH
NGỌC DƯƠNG - NGỌC HIỂN - QUANG ÐỊNH

TT - Sáng 1-4, căn gác số 203/19 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế - nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sống những năm tháng trai trẻ - trở nên nhộn nhịp.

Chị Clémentine - người Pháp - thể hiện ca khúc Đêm thấy ta là thác đổ bằng flute tại Gác Trịnh - Ảnh: N.Dương

Nhiều văn nghệ sĩ Huế, những người yêu nhạc Trịnh, trong đó có nhiều người Việt đang sinh sống ở Mỹ, đã hội tụ về đây để cùng hát cho nhau nghe những ca khúc của người nhạc sĩ tài hoa. Họ có mặt để kỷ niệm và tưởng nhớ 14 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Căn gác này được một nhóm văn nghệ sĩ Huế tái hiện như thuở Trịnh còn sống và đặt tên là Gác Trịnh. 

Trong căn phòng ấm cúng đó, những giai điệu da diết đầy hoài niệm của nhạc Trịnh cứ lặng lẽ tuôn trào. Diễm xưa, Hạ trắng, Mưa hồng, Cát bụi... - những ca khúc nổi tiếng một thuở của Trịnh - lần lượt vang lên. Và rồi, cả gian phòng như lắng lại khi giai điệu ca khúc Ðêm thấy ta là thác đổ được cất lên qua tiếng flute của một vị khách người Pháp - chị Clémentine.

Chị Clémentine tâm tình: “Tôi biết đến nhạc Trịnh qua một người bạn và tôi yêu nhạc Trịnh từ đó. Bởi khi nghe, tôi cảm nhận được những cảm xúc mới, vừa gần gũi vừa sâu lắng. Tôi thường xuyên đến Gác Trịnh. Hôm nay kỷ niệm 14 năm ngày mất của ông, tôi muốn thổi một ca khúc của Trịnh để tưởng nhớ ông”.

* Hàng trăm khán giả là sinh viên và người yêu nhạc Trịnh xứ Huế tham dự đêm nhạc 14 năm nhớ Trịnh Công Sơn - Hành trình nối vòng tay lớn do Trường ÐH Khoa học Huế tổ chức tại TP Huế tối 1-4.

Ðây là đêm nhạc theo phong cách mộc (acoustic), giới thiệu gần 20 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do các sinh viên và giảng viên Huế trình bày như: Ở trọ, Ðể gió cuốn đi, Hãy yêu nhau đi, Lời thiên thu gọi, Tuổi đá buồn, Mưa hồng, Nối vòng tay lớn...

Chương trình còn có lễ thắp nến tưởng niệm 14 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chiếu các phóng sự về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Trịnh.

* Tại TP.HCM sáng cùng ngày, khoảng 100 khán thính giả đủ mọi lứa tuổi đã có mặt từ rất sớm tại nhà riêng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở 47C Phạm Ngọc Thạch, Q.3, để thắp nén hương tưởng nhớ ông.

Sau đó, những người hâm mộ Trịnh Công Sơn tiếp tục đến nghĩa trang Gò Dưa viếng nơi nhạc sĩ yên nghỉ. Tối cùng ngày, đêm nhạc Thao thức cùng Trịnh tưởng nhớ nhạc sĩ cũng đã diễn ra tại đây.

Chương trình ca nhạc do gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức hằng năm vào đúng dịp giỗ ông năm nay sẽ đến trễ hơn một tháng. Sẽ có đến bốn đêm nhạc tại bốn thành phố trong tháng 5: TP.HCM (2-5), Bạc Liêu (9-5), Hà Nội (16-5) và Huế (23-5).

NGỌC DƯƠNG - NGỌC HIỂN - QUANG ÐỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar