22/07/2024 18:40 GMT+7

Tranh cãi sinh viên tiêu hơn 13,5 triệu đồng/tháng nhiều hay ít

Tranh cãi nổ ra khi một nam sinh viên đang trọ học ở Hà Nội chia sẻ bài viết nói về việc phải chi tiêu hơn 13,5 triệu đồng mỗi tháng kèm tiêu đề: "Chắc chỉ khi bạn đi học đại học thì mới hiểu được nỗi vất vả của gia đình".

Bài chia sẻ đang gây nhiều tranh cãi của cộng đồng mạng - Ảnh chụp màn hình

Bài chia sẻ đang gây nhiều tranh cãi của cộng đồng mạng - Ảnh chụp màn hình

Trước ngưỡng cửa đại học của những bạn trẻ 2006, câu chuyện chi phí sinh hoạt của sinh viên tiếp tục được đưa ra bàn luận, lôi kéo sự chú ý và tranh luận của nhiều người.

Sinh viên chi tiêu ở mức nào là đủ?

Cụ thể, chàng trai chi 1,5 - 2 triệu đồng cho tiền phòng, 2 - 3 triệu đồng cho tiền ăn uống, 4 - 5 triệu đồng cho học phí tại trường và tiền học chứng chỉ. Anh chàng còn dành 2 triệu đồng cho tiền đi chơi, quần áo và những chi phí phát sinh khác.

Thêm các khoản phí lặt vặt như tiền điện, nước, xăng, Internet, người viết trên cho rằng mỗi tháng sinh viên cần 8,5 - 13,5 triệu đồng/tháng (hoặc hơn) mới đủ để chi trả.

Trước vấn đề này, Huyền Trang (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ: "Mình chỉ tiêu bằng 1/5 chủ bài viết. Mình ở ký túc xá tư nhân gần trường. Cơm hằng ngày tự nấu, chỉ ăn đơn giản nên chẳng tốn bao nhiêu".

Cũng là sinh viên học tại Hà Nội, Hương Giang (20 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm) thể hiện thái độ gay gắt hơn khi cho rằng chủ bài đăng đang làm quá. Cô cho biết còn phải tùy thuộc vào nơi học của từng người, nếu không có căn cứ thì đừng đánh đồng sinh viên đều tiêu tiền như thế.

Giang cho biết mỗi tháng cô ở trọ ghép chỉ khoảng 1,2 triệu đồng, bao gồm tiền điện, nước. Mỗi tuần mẹ cô cho 500.000 tiền chi tiêu. Với số tiền này, Giang đủ để sống ở đất Hà Nội, thậm chí có tháng chắt chiu còn đủ dư để mua 1-2 món đồ yêu thích.

Nhưng cũng có những bình luận bày tỏ sự khách quan. "Bố mẹ cho mỗi tháng 10 triệu thì sống kiểu 10 triệu, mà 2 triệu sống kiểu 2 triệu. Chi phí sinh hoạt làm gì có mức chung", tài khoản tên Nguyen Nhat Anh viết.

Chủ đề chi phí sinh hoạt cho sinh viên chưa bao giờ hết sốt - Ảnh minh họa: K.S.

Chủ đề chi phí sinh hoạt cho sinh viên chưa bao giờ hết sốt - Ảnh minh họa: K.S.

Cộng đồng mạng hiến kế để cắt giảm chi tiêu

"Nếu hiểu được nỗi vất vả của ba mẹ thì tiền đi chơi, quần áo có thể giảm xuống, tốt nhất là lược bỏ. Tiền chứng chỉ để dành sang năm 2 đi làm thêm kiếm tiền tự học. Tiền Internet nên đăng ký gói 4G theo năm để tiết kiệm", bình luận của tài khoản tên Nguyen Van An nhận được sự đồng tình của nhiều người.

Những bình luận rằng bảng chi tiêu này chỉ dành cho con nhà có điều kiện, không dành cho mặt bằng chung sinh viên Việt Nam cũng nhận được rất nhiều lượt thích.

Theo anh Vũ Ngọc Trường, sinh viên nên sống vừa với kinh tế của ba mẹ. Ai muốn chi tiêu thoải mái hơn, sống tốt hơn thì cố gắng học và đi làm thêm để phụ ba mẹ, tự chu cấp cho bản thân. Có ý kiến cho rằng không nên từ những bài đăng thế này mà ảnh hưởng tâm lý, vội quay ngược về chê trách ba mẹ mình.

Thuê phòng trọ vừa ý với giá hợp lý ở đâu cho tân sinh viên TP.HCM?

Theo thống kê từ Chợ Tốt Nhà trong tháng 7-2019, thị trường cho thuê phòng trọ ở TP.HCM nóng lên từng ngày trước 'làn sóng' nhập học của hơn 100.000 tân sinh viên với giá thuê dao động ở mức 2 - 3 triệu/tháng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Đoàn Đồng Nai trao quyết định bí thư 95 phường xã mới sau sáp nhập

Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Đồng Nai lâm thời gồm 23 thành viên, Ban Thường vụ gồm 8 thành viên. Anh Nguyễn Minh Kiên làm bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Nai sau sáp nhập.

Tỉnh Đoàn Đồng Nai trao quyết định bí thư 95 phường xã mới sau sáp nhập

Dự kiến chi hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ Làng trẻ em SOS Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa đang xem xét bổ sung kinh phí hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ em Làng trẻ em SOS Nha Trang, với kinh phí hơn 1 tỉ đồng.

Dự kiến chi hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ Làng trẻ em SOS Nha Trang

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Đoàn Thanh niên cả nước vừa có nhiều hoạt động tri ân các cựu thanh niên xung phong - thế hệ những người đào núi, lấp biển cống hiến cho cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước.

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Giữa biến động kinh tế toàn cầu, giá nhà leo thang chóng mặt trong bối cảnh thiếu nhà ở ngày càng nghiêm trọng khiến không ít người trẻ từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà riêng nhưng lại có những bạn trẻ gen Z vẫn quyết tâm sở hữu nhà riêng.

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp

Hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn học sinh dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn học nghề để sớm có việc làm, theo đuổi ước mơ con chữ.

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar