01/04/2024 21:02 GMT+7

5 tỉnh, thành phố nào đắt đỏ nhất, tỉnh nào giá rẻ nhất?

Tổng cục Thống kê cho biết trong năm 2023 Hà Nội là địa phương có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước, tiếp đó là TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương.

TP.HCM có chi phí sinh hoạt đắt đỏ thứ hai cả nước, sau Hà Nội - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TP.HCM có chi phí sinh hoạt đắt đỏ thứ hai cả nước, sau Hà Nội - Ảnh: QUANG ĐỊNH

5 tỉnh, thành phố nào đắt đỏ nhất cả nước?

Báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2023 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, Hà Nội giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2023, TP.HCM đứng thứ 2 với chi phí sinh hoạt bằng 98,44% Hà Nội.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Hà Nội đứng đầu cả nước về chi phí sinh hoạt "đắt đỏ".

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian là chỉ tiêu tương đối, tính bằng %, phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hằng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các vùng kinh tế - xã hội trong thời gian nhất định, thông thường là 1 năm.

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, trong năm 2023 một số nhóm hàng của TP.HCM có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội.

So với chỉ số giá sinh hoạt tại Hà Nội thì giá các nhóm hàng may mặc, mũ nón và giày dép tại TP.HCM bằng 81,99%.

Tương tự, chi phí nhóm văn hóa, giải trí và du lịch bằng 91,87%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 94,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 94,93%.

Mặc dù vậy, TP.HCM vẫn có một số nhóm hàng có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội như nhóm hàng hóa và dịch vụ khác bằng 120,52%; giáo dục bằng 116,86%; đồ uống và thuốc lá bằng 114,52%.

Đứng thứ ba cả nước về chi phí sinh hoạt là tỉnh Quảng Ninh với chỉ số giá sinh hoạt bằng 97,94% Hà Nội.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, Quảng Ninh có 6 nhóm hàng có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội.

Theo Tổng cục Thống kê, tỉnh Quảng Ninh có vị trí đắt đỏ thứ ba cả nước do là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Xếp ngay sau Quảng Ninh là TP Hải Phòng, chi phí sinh hoạt tại TP Hải Phòng đứng ở vị trí cao trong cả nước trong năm 2023 theo cơ quan thống kê là do địa phương này là 1 trong 5 thành phố lớn của Việt Nam. 

Đây cũng là thành phố có hệ thống tổ chức thương mại đa dạng với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế.

Bình Dương đứng thứ 5 cả nước với chỉ số giá sinh hoạt năm 2023 bằng 94,25%, tăng 3 bậc so với năm 2022.

So với năm 2022, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ trong năm 2023 không có sự thay đổi lớn.

Sống ở Bến Tre rẻ nhất nước

Ở chiều ngược lại, Bến Tre là địa phương có chỉ số giá sinh hoạt năm 2023 thấp nhất cả nước, bằng 85,93% so với Hà Nội.

Nhìn chung, giá các nhóm hàng hóa, dịch vụ như: lương thực, thực phẩm; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; dịch vụ giáo dục và y tế, chi phí du lịch thấp là các yếu tố chính khiến giá bình quân của Bến Tre thấp nhất cả nước.

Địa phương có giá thấp thứ hai cả nước là Nam Định với chỉ số giá sinh hoạt năm 2023 bằng 86,35%.

Tiếp đó là Quảng Trị có chi phí sinh hoạt bằng 86,66%, Sóc Trăng bằng 87,82%, Gia Lai bằng 87,91%, Long An bằng 87,97%.

Nhìn chung, các địa phương có chi phí sinh hoạt thấp có điểm chung là các nhóm hàng hóa, dịch vụ chính như: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí thấp hơn Hà Nội.

11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến chi phí sinh hoạt của người dân

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian được Tổng cục Thống kê khảo sát, tính toán, công bố hằng năm dựa trên 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ chính gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng;

thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; chi phí giao thông; bưu chính, viễn thông; giáo dục; văn hóa, giải trí và du lịch; hàng hóa, dịch vụ khác. Vì vậy, chỉ số giá sinh hoạt theo không gian phản ánh cơ bản chi phí sinh hoạt của người dân các tỉnh, thành phố hằng năm.

Sống ở đâu rẻ nhất Việt Nam?

TTO - Tổng cục Thống kê cho biết xét theo chỉ số giá sinh hoạt, trong 63 tỉnh thành của cả nước, Hà Nội là địa phương có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất, trong khi sống tại tỉnh Hậu Giang có chi phí sinh hoạt thấp nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026 - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo trở tay không kịp

Bộ Công Thương đang xây dựng lộ trình mới về việc phối trộn và sử dụng nhiên liệu sinh học, dự kiến áp dụng từ ngày 1-1-2026.

Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026 - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo trở tay không kịp

Tin tức sáng 16-7: ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu; Đình chỉ tư cách hành nghề 3 kiểm toán viên

Một số tin tức đáng chú ý: 585.000 người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; Xử phạt một công ty chứng khoán vì giao dịch 'chui' cổ phiếu; Bộ Y tế giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh tại TP.HCM...

Tin tức sáng 16-7: ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu; Đình chỉ tư cách hành nghề 3 kiểm toán viên

App chứng khoán giả tung cổ phiếu rẻ bằng 1/5 thị trường, nhiều người mất tiền tỉ

Ba nạn nhân tại Hà Nội vừa trình báo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội về việc bị lừa đảo khi đầu tư chứng khoán trên ứng dụng SKSVIP.

App chứng khoán giả tung cổ phiếu rẻ bằng 1/5 thị trường, nhiều người mất tiền tỉ

Giá vàng thế giới bất ngờ đi xuống

Từ mức trên 3.366 USD/ounce, cuối ngày hôm nay, 15-7, giá vàng thế giới đã bốc hơi chỉ còn 3.344 USD/ounce.

Giá vàng thế giới bất ngờ đi xuống

Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày

Một sạp tại chợ Bến Thành (TP.HCM) bán 4 tô bún măng, 1 phần thịt vịt không xương, 1 dĩa gỏi với giá 1 triệu đồng vừa bị ban quản lý chợ đình chỉ kinh doanh. Tuy vậy, người bán cho rằng việc bán giá cao hơn niêm yết là do khách đòi "nhiều thịt".

Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày

Người chăn nuôi giấu dịch đang khiến dịch tả heo châu Phi lan rộng

Tình trạng giấu dịch bệnh tả heo châu Phi đang diễn ra dưới nhiều hình thức như người dân bán chạy, giết mổ chui, tiêu thụ nội bộ, vứt xác heo bừa bãi, báo cáo không đúng sự thật... Cùng đó, có sự lơ là của cán bộ thú y.

Người chăn nuôi giấu dịch đang khiến dịch tả heo châu Phi lan rộng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar